1. Biker mới

    Xe máy gánh phí khí thải:Nấu nhựa làm đường cũng phải tính?

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 2 Tháng sáu 2015.

    (Tin tức thời sự) - Thực tế ô nhiễm môi trường đang đến mức báo động nên đã thực hiện kiểm soát môi trường không khí thì làm phải đồng bộ.

    Đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng, đoàn Cà Mau đã nêu ý kiến trước việc bộ GTVT đang xây dựng dự thảo Đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại 5 thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.

    Khẳng định với Đất Việt, ông Hoàng nêu thực tế ô nhiễm môi trường đang đến mức báo động nên đồng tình với phương án đưa ra các giải pháp để từng bước thực hiện kiểm soát môi trường không khí.

    Tuy nhiên ông Hoàng cho rằng đã làm thì phải đồng bộ. Tức là không riêng gì với xe máy mà ngay cả với các nhà máy, xí nghiệp cũng cần được kiểm soát xem hệ thống xử lý khí thải có đảm bảo hay không.

    "Nếu các nhà máy xí nghiệp sử dụng các loại máy móc quá cũ thải ra nhiều khí, khói bụi thì buộc đơn vị đó phải cải tiến đầu tư trang thiết bị mới. Tôi ủng hộ các giải pháp bảo vệ môi trường không khí nên ngành môi trường, KHCN cũng phải tính toán", ông Hoàng nói.

    Ông Hoàng cho rằng, tình trạng hiệu ứng nhà kính đang ngày càng báo động; ô nhiễm các làng nghề cũng đã gây hậu quả nhỡn tiễn.

    "Minh chứng từ các làng nghề đã thấy nhiều cháu nhỏ bị ảnh hưởng. Nếu chúng ta không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng tới môi trường về sau. Không cương quyết làm sau này con cháu sẽ gánh chịu tác động này", ông Hoàng nói.

    Chính vì vậy ông Hoàng nêu quan điểm: "Ngay cả than tổ ong, hay đốt nhựa đường thì cũng phải tính cách để thay đổi để không tham gia vào việc gây ô nhiễm môi trường".
    Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng nêu quan điểm đồng tình với các giải pháp đảm bảo môi trường để người dân có một không khí trong lành là cần thiết.

    Việc đạt hay không đạt, thay đổi đầu xe như thế nào để người dân đảm bảo mưu sinh lại là một việc khác, còn việc kiểm soát khí thải là cần thiết.

    Tuy nhiên bà cho rằng: Không nên đánh đồng giữa việc kiểm soát môi trường và chi phí khi xe máy đó không đạt yêu cầu bởi người nghèo cũng cần môi trường trong lành để sống. Vì thế nên chúng ta cũng phải suy nghĩ điều đó cho toàn diện.

    "Không nên đánh đồng với việc thu phí quá nhiều với việc thực hiện giải pháp đảm bảo môi trường không khí trong lành cho người dân. Vì thế nếu xe không đảm bảo thì phải có giải pháp điều chỉnh để nó không tiếp tục thải khí thải độc hại ra môi trường", bà Tâm nói.

    Trên thực tế có nhiều ý kiến lo ngại với những gia đình còn khó khăn, họ đã phải đóng khoản phí bảo trì đường bộ, môi trường, giờ lại thu thêm phí kiểm định khí thải đối với xe máy sẽ phát sinh nguồn chi “phí chồng phí” cho người dân.

    Tuy nhiên bà Tâm cho rằng: "Việc người nghèo phải mưu sinh như thế nào, phương tiện để người nghèo mưu sinh thì phải bàn một cách căn cơ hơn. Chúng ta không thể nói rằng cần mưu sinh thì có thể sử dụng mọi phương tiện mà đó có thể thải ra rất nhiều khí thải độc hại ra môi trường mà vẫn phải chấp nhận thì đây là hai vấn đề khác nhau".

    Nguồn: Báo Đất Việt.
    2banh
    2banh.vn