1. Biker tích cực

    Xe gắn máy đi vào cao tốc không ảnh hưởng đến ATGT?

    Thảo luận trong 'Thủ tục hành chính' bắt đầu bởi , 15 Tháng mười hai 2016.

    Bấy lâu nay, các bạn đam mê xe máy đã có mong muốn là được chạy vào cao tốc. Hôm nay mình đọc báo thấy có bài viết khá hay, nói về chuyện Xe gắn máy đi vào cao tốc không ảnh hưởng đến ATGT? Mời các bạn đọc qua bài viết để nghe các chuyên gia phân tích nhé:

    Xe gan may di vao cao toc khong anh huong den ATGT
    Xe gắn máy đi vào cao tốc không ảnh hưởng đến ATGT? - Ảnh minh họa

    Ông Mai Tuấn Anh – Tổng GĐ TCT Đầu và tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho rằng việc cho xe máy chạy vào cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ giúp giải tỏa ùn tắc tại đây. Trước đó, ngày 8.11, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cũng có kiến nghị tương tự với Bộ GTVT. Tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn về sự an toàn khi cho xe máy đi vào đường cao tốc.

    Xe gắn máy đi vào cao tốc không ảnh hưởng đến ATGT?

    Theo HoREA, đường dẫn vào tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn đường dài 4km, nối từ đường Vành đai 2 đến nút giao An Phú – Q.2, TPHCM), gồm 04 làn xe ôtô và 02 làn dừng khẩn cấp (mỗi hướng đi gồm 2 làn xe ôtô và 1 làn dừng khẩn cấp), chỉ cho xe ôtô được phép lưu thông với vận tốc tối đa 80km/h. Do xe 2 bánh không được lưu thông trên đoạn đường này nên dẫn một số hạn chế như lưu lượng xe ôtô tham gia giao thông chưa quá nhiều, chưa khai thác hết năng lực giao thông của đoạn đường này trong khi nhu cầu tham gia giao thông của người đi xe máy khu vực Q.2, Q.9 rất lớn…

    Trên cơ sở đó, HoREA đề nghị cho phép cả xe máy được lưu thông. Cụ thể, trên mỗi hướng đi của đoạn đường cao tốc vẫn giữ nguyên 02 làn đường xe ôtô, riêng làn dừng khẩn cấp được chuyển đổi thành làn dành cho xe máy. Theo HoREA, việc này sẽ tạo điều kiện khai thác tối ưu năng lực giao thông của đoạn đường và tạo thuận lợi cho người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực phía đông thành phố.

    Cùng quan điểm, ông Mai Tuấn Anh, Tổng GĐ VEC cho rằng việc cho xe máy chạy vào đoạn cao tốc trên sẽ giúp giải tỏa tình trạng ùn ứ xe cộ tại đây và đoạn 4km nối từ Vành đai 2 đến nút giao An Phú trong thiết kế vẫn là cao tốc nội đô. Do đó, trước nhu cầu của TPHCM, vẫn có thể cho xe máy vào được, song phải làm dải phân cách mềm để xe máy chạy mà không làm ảnh hưởng đến ATGT. Ông này cũng lưu ý điểm nút giao An Phú hiện là nút giao bằng nên giờ cao điểm thường ùn tắc. Do đó, hướng bổ sung sẽ xây dựng tại nút giao một hầm chui để đảm bảo giao cắt tốt hơn.

    Hãy thận trọng khi cho xe gắn máy vào đường cao tốc

    Xe gan may di vao cao toc khong anh huong den ATGT - 2
    Xe gắn máy đi vào cao tốc không ảnh hưởng đến ATGT? - Ảnh minh họa


    Trao đổi với báo Lao Động, Chuyên gia giao thông Phạm Sanh cho rằng hiện nay quy hoạch tại Q.2 và Q.9 chưa ổn định, cơ sở hạ tầng giao thông còn thiếu, do vậy việc xem xét cho xe máy lưu thông vào một đoạn đường cao tốc cũng nhằm tạm thời giải quyết nhu cầu giao thông của người dân. Tuy nhiên, việc này cần phải nghiên cứu tính toán thật kỹ, nếu không sẽ tiềm ẩn mất ATGT.

    “Trên đoạn đường cao tốc xe ôtô lưu thông với tốc độ cao, vì vậy nếu cho xe máy lưu thông cùng phải làm dải phân cách để tách bạch làn đường, bổ sung các nút giao thông lên xuống cho phù hợp. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu có quy định vế tốc độ đối với xe máy lưu thông trên cao tốc và loại xe máy nào được lưu thông, chứ không thể để các loại xe máy thô sơ, xe tự chế cũng lưu thông thì rất lộn xộn, phức tạp” – Tiến sĩ Phạm Sanh đề nghị.

    Trong khi đó, luật sư Trần Quốc Minh (Đoàn Luật sư TPHCM) lại không ủng hộ cho xe máy lưu thông vào đường cao tốc. “Làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc rất quan trọng và hiện không cho phép các xe ôtô lưu thông vào, chủ yếu để trong trường hợp khẩn cấp (xe gặp sự cố, hư hỏng…), xe ôtô tấp vào dừng chờ cứu hộ hoặc sửa chữa… Nếu sử dụng làn dừng khẩn cấp hiện nay cho xe máy lưu thông thì khi các xe ôtô đang lưu thông trên cao tốc gặp sự cố, hư hỏng sẽ không còn chỗ để tấp vào dừng khẩn cấp, bởi nếu dừng ở làn xe ôtô đang lưu thông thì cực kỳ nguy hiểm. Đó là chưa kể nếu chẳng may xảy ra tai nạn, các xe ôtô lao vào làn đường cho xe gắn máy lưu thông thì hậu quả khôn lường vì làn xe máy thường xuyên đông đúc” luật sư này phân tích thêm.

    Còn dưới góc độ người dân, ông Nguyễn Văn Hưởng (ngụ Q.2) cho rằng hiện nay, phần lớn ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông của người đi xe máy chưa cao, trong khi đó việc xử phạt của cơ quan chức năng lại chưa nghiêm nên việc bố trí cho xe máy lưu thông trên đường cao tốc là không ổn. “Hiện nay, ở đầu đoạn đường dẫn lên cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn Nguyễn Thị Định, Q.2, TPHCM), xe máy được đi vào một đoạn khoảng vài trăm mét để vòng ra hướng Mai Chí Thọ. Dù cũng có dải phân cách mền tách bạch với làn xe ôtô, nhưng nhiều người đi xe máy vẫn lấn sang làn ôtô rất nguy hiểm. Hay như ở trục Xa lộ Hà Nội, cũng có dải phân cách cứng tách bạch giữa 2 làn xe (ôtô và xe máy), vậy mà cứ vào mỗi buổi sáng hàng loạt xe máy thản nhiên lấn vào làn xe ôtô chạy vù vù. Còn việc xử phạt của cơ quan chức năng lúc có lúc không nên giao thông rất lộn xộn, tiềm ẩn tai nạn” – ông Hưởng dẫn chứng thêm.

    Một số ý kiến khác thì cho rằng thay vì cho xe máy lưu thông vào 4km đoạn đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, thành phố nên đẩy nhanh việc xây dựng các đường song hành với đường cao tốc, từ đoạn Mai Chí Thọ đến Vành đai số 2 mà thành phố đã có kế hoạch trước đây.

    Nguồn
    2banh
    2banh.vn