Như chúng ta đã biết không khí nở ra khi nóng lên và co lại khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn. Cụ thể khi lái xe với tốc độ cao vào mùa hè, áp suất không khí trong lốp xe cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nhiệt độ giảm thì áp suất không khí trong lốp xe cũng sẽ giảm theo. Vì thế việc kiểm tra áp suất lốp khi giao mùa là điều cần thiết để giúp chiếc xe vận hành ổn định và an toàn. Việc kiểm tra áp suất lốp khi giao mùa là điều cần thiết. Đặc biệt khi nhiệt độ xuống dưới 15°C vào cuối thu, áp suất không khí thường giảm hơn 30% và điều này cũng khiến áp suất không khí bên trong lốp xe suy giảm tương tự. Do đó sẽ khiến cấu trúc lốp xe mất đi độ cân đối, vì vậy gây ra các sự cố như lốp nhanh mòn và nhanh hư do bề mặt lốp bị cọ xát nhiều với mặt đường nên rất dễ bị dính đinh và mảnh sắt. Nhiều khả năng bị trượt khi phanh gấp và rất nguy hiểm về mặt an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Nhìn chung thời tiết và khí hậu ảnh hưởng phần nào đến áp suất hơi của lốp xe. Để đo chính xác được áp suất lốp, không nên đo ngay khi vừa mới dừng xe. Thay vào đó nên đợi lốp nguội lại theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Việc duy trì áp suất lốp đúng rất đơn giản và rất cần thiết để đảm bảo hiệu suất vận hành của lốp. Cách tốt nhất để có thể sử dụng lốp lâu dài là kiểm tra áp suất thường xuyên mỗi tháng. Vậy áp suất lốp bao nhiêu là đủ? Điều đầu tiên cần phải nắm bắt được các đơn vị đo áp suất phổ biến như Psi (1kg/cm2 = 14,2 Psi). Một chiếc lốp xe máy thông thường có áp suất nằm trong khoảng từ 20 – 40 Psi mà phổ biến nhất là khoảng 30 Psi. Ngoài ra, một đơn vị khác cũng được sử dụng để đo áp suất lốp là Bar – đây là áp suất khí quyển ở mực nước biển. Áp suất thông thường của lốp xe là 2,1 Bar (tương đương 30 Psi). Tùy theo mẫu xe và loại lốp nhà sản xuất sử dụng mà áp suất lốp thường khác nhau. Anh em chỉ cần theo những hướng dẫn đó để điều chỉnh áp suất lốp sao cho chính xác, an toàn và hiệu quả.