Chỉnh khe hở xú páp Posted on 13.06.2009 (Hay khi ra tiệm còn gọi là chỉnh cò) Khi có tiếng kêu lách cách ở phía đầu động cơ, xe khó nổ, động cơ bị mất sức ép, yếu hơn bình thường… là lúc phải kiểm tra, điều chỉnh xú-páp. Thường thì sau 4.000-10.000 km nên kiểm tra và chỉnh lại một lần. Chỉnh khe hở là để một khe giữa đuôi xú-páp và cò mổ để khi động cơ nóng, xú-páp nở dài vẫn bảo đảm đóng kín buồng nổ. Khe hở quy định cho xú-páp hút và thoát động cơ Honda là 0,05 ly. Nên chỉnh lúc động cơ nguội. * Nếu khe hở trên quá bé, động cơ sẽ mất sức ép lúc nóng và xú-páp nở dài về phía buồng nổ làm cho lợi và bệ xú-páp không còn đóng kín nữa. * Ngược lại nếu khe hở xú-páp lớn hơn quy định sẽ gây kêu to khi động cơ vận hành, đầu cò và đuôi xú-páp nhanh hỏng do va đập, động cơ khó nổ vì sai lệch điểm mở của các xú-páp. Cam cò xu páp- Khe hở xú páp Bác nào muốn xem thì mở nắp đầu bò ra Cò mổ vô đuôi xupap 1. Chỉnh khe hở xú-páp theo kiểu căn lá Tháo nắp đậy các xú-páp, ấn ngón tay vào cò mổ, quay vô lăng đúng chiều cho xú-páp thoát mở tối đa, đặt lá kim loại dày 0,05 ly và giữa cò mổ và đuôi xú-páp, xoay vít chỉnh ở cò mổ vào hoặc ra đến khi lá kim loại vừa rít (không lỏng quá hoặc chặt quá), giữ cố định vít chỉnh, siết ốc khóa. Đối với xú-páp thoát, làm tương tự(cho xú-páp hút mở tối đa). (theo vnexpress) - Trong nghành cơ khí, các dụng cụ, thiết bị đo khỏang hở như trên, người ta gọi là “căn lá”. Bộ này có bán rất nhiều ở các chổ bán dụng cụ đồ nghề cơ khí. Nó gồm nhiều lá thép mỏng (hoặc sắt), gồm nhiều kích cỡ khác nhau, xòe ra như 1 “cánh quạt”, tùy vời kích thước sử dụng của bác mà lấy cái lá tương ứng ra mà đo. - Bạn nên mua một bộ lưỡi canh xú páp (30k) khu dân sinh. Canh lúc máy thật nguội. Canh bằng tay ko chính xác, phải mở tới mở lui dễ bị xì nhớt. Với máy Honda 125-150 thì độ hở là 0.08mm. (theo cdung và Velo – 4rum Motorvietnam) Thường thì người ta quay tới điểm chữ T để 2 xupap mở cùng lúc: Quay vô lăng đúng chiều cho xú-páp hút mở ra rồi đóng kín lại (cò mổ xuống là xú-páp mở, lên là đóng). Sau khi xú-páp hút vừa đóng kín, quay vô lăng thêm nửa vòng cho chữ “T” đúng vào dấu cố định ở các-te. Lúc này động cơ đang ở cuối thì ép, đầu thì nổ. Tiến hành chỉnh khe hở cả hai xú-páp như trên. Chú thích: (4): nắp cò (mở ra để chỉnh cò như hình dưới) (1): mở con ốc số 1 này ra để xem điểm chữ T (2): Mở nắp số 2 ra thọc ống điếu (tube) 17 vô để quay vô lăng 2. Chỉnh cò theo cách “truyền thống” - Canh xú páp bác phải có 1 số đồ nghề cơ bản, trong đó mở được 2 cái nắp bên vô lăng. Mở 2 cái nắp hình tròn, phía trên có con ốc (nằm phía trước và phía sau đầu bò), chú ý con phía sau sát bình xăng con lắm, hơi khó chịu. Cách canh cò với độ hở 0.08mm như bác Velo nói thì rất khó chính xác, mà chỉ cần hở thêm 0.02mm nữa là nó bắt đầu kêu rồi. - Để em tả lại sơ sơ dù đã nói ở bài canh cò chỗ khác rất nhiều lần. Tức là phải mở được 2 con ốc bên vôlang (ốc số 4- hình dưới), 1 con bên hông, 1 con ở trên (số 1 và 2). Dùng tube 17 chọt vào (lỗ số 2) xoay cho vôlang tới điểm T (tương ứng trên bloc máy có 1 vạch nhỏ), vạch chữ T và vạch trên bloc máy khớp nhau. (theo dõi vạch T trên lỗ số 1) Khi đó 2 cò đang nằm ở vị trí cao nhất, không bị xú páp đội ngược nên sẽ có độ hở. Thợ nó dùng tay lắc lắc, giựt lên giựt xuống là để xem có bị hở hay không đó. Thông thường cò chỉ cho phép lắc ngang, không cho phép lắc lên xuống. Bác dùng khóa 10 mở con tán khóa ốc siết cò ra, dùng tay vặn con ốc cò xuống cho vừa khít với xú páp (đừng vặn quá cò sẽ đè ngược xuống xú páp, làm hở xú páp => mất hơi, không nổ máy được), sau đó dùng kềm giữ chặt ốc cò và siết chặt con tán khóa cò lại. Tương tự như vậy cho bên kia. Và cuối cùng là em nói vậy thôi, chỉ có giá trị tham khảo, bác đọc cho có khái niệm để hiểu tại sao nó làm như vậy rồi thôi, đem ra thợ làm 1 lần để nhớ, lần sau nữa hãy tự canh (phamdonghai – 4rum Motorvietnam) Một số loại xe (như Daelim VS) thì không dùng cách trên vì khi chỉnh cò phải mở cả nắp đầu bò ra mới chỉnh được Ảnh minh họa CRF 450. 2 Xupap cò đôi, Rolling Camshaft.. Đã thật! 3. Một số lưu ý, so sánh và kết luận: - Điểm T: có 2 vị trí điểm T là “cuối kỳ xả” và “cuối kỳ nén”. Chỉ có vị trí “cuối kỳ nén” mới chỉnh khoảng hở xupap chính xác. Với quý bạn đọc mới tìm hiểu kỹ thuật thì lưu ý điểm này và đọc kỹ hướng dẫn bên trên. - Lắc ngang lắc dọc: cầm tay vào thân của cây cò mổ, kinh nghiệm các cụ để lại là cò có thể lắc ngang được. Và chỉnh khoảng hở cho tới khi cò gần như không còn lắc dọc được nữa. Tuy nhiên một số xe đời mới thì cò không lắc ngang được. - Đội xú pap: dù chỉnh tay hay chỉnh lá thì cũng phải dùng tay để xiết ốc cò sát vào đuôi xupap. Nếu dùng cờ lê xiết, thì xupap lúc nào cũng bị cò đội nên buồng đốt sẽ bị hở (dân gian gọi là mất hơi). Tình huống xấu nhất là xupap đội cao quá, đụng đầu piston làm cong xupap. Dùng tay để xiết ốc cò sát vào thân xú pap (không được xiết bằng cờ lê). Sau đó dùng kềm hoặc cờ lê chỉnh cò chuyên dụng để cố định, không cho ốc cò xoay trong lúc xiết ốc lốc-kê khóa ốc cò lại. - Canh chỉnh bằng tay (không dùng lá canh) thường cho khoảng hở khá lớn. Thường thì lắc bằng tay không nghe kêu nhưng khi nổ máy vẫn còn tiếng cò gõ lách cách. Muốn chỉnh tay cho tinh tế bắt buộc phải chỉnh nhiều lần và tốn kém nhiều thời gian. Kinh nghiệm là khi thử thì tìm điểm tựa cho mu bàn tay, làm đòn bẩy cho có lực để lắc cò xupap. Thử nghiệm cho thấy: Khi nào tay không còn cảm nhận được cò lắc dọc nữa nhưng tai vẫn còn nghe tiếng lách cách va chạm thì khoảng hở lúc này dao động từ 0,09-0,15mm. Mức khoảng hở này đáp ứng cho đa số các dòng xe thông dụng nhưng có thể hơi kêu với một số xe đời cũ. Cho nên cách canh cò bằng lá thép để đúng theo thông số nhà sản xuất vẫn là cách tốt nhất. (Blog Xe cộ - theo vnexpress, hình ảnh từ tài liệu Yamaha và Cyclepedia)