Ra đời vào năm 1891 tại Vương Quốc Anh và sau đó “chuyển” đến Ấn Độ. Những chiếc mô-tô của Royal Enfield là hiện thân của nét cổ điển không thể chối từ. Dù không quá nổi tiếng ở Việt Nam, Royal Enfield vẫn là một trong những thương hiệu mô tô lâu đời nhất thế giới vẫn còn hoạt động đến ngày nay. Được thành lập vào năm 1891 tại Vương quốc Anh, nhưng mãi đến năm 1901, chiếc mô tô đầu tiên của hãng mới được “trình làng”. Vào những năm 50 của thế kỷ 20, thương hiệu thực hiện cuộc hành trình chuyển giao đến Ấn Độ. Và vào năm 2017, Royal Enfield chính thức gia nhập thị trường Việt Nam. Hãy nhìn vào chặng đường lịch sử hình thành và phát triển của Royal Enfield từ lúc sơ khai cho đến khi trở thành một trong những thương hiệu đắt giá và là biểu tượng trong lĩnh vực sản xuất xe cỡ trung trên toàn thế giới. · 1891 – Sự hợp tác đầu tiên Royal Enfield ra đời vào năm 1891 Thời điểm đó, công ty Xe đạp Townsend, ở Redditch, Vương Quốc Anh, đã bắt đầu cung cấp các thiết bị phụ tùng cho Nhà máy vũ khí cỡ nhỏ Royal Enfield, ở Enfield, vùng Middlesex. Sau một thời gian, công ty được đổi tên thành Công ty TNHH Enfield Manufacturing. · 1893 – Sự ra đời của thương hiệu “Royal Enfield” Thương hiệu tạo dựng chính khẩu hiệu của mình Enfield Manufacturing được đổi tên thành Royal Enfield, chữ “Royal” xuất phát từ tên của công ty Vũ khí cỡ nhỏ Royal. Công ty đã đăng ký thương hiệu cho hai câu khẩu hiệu của mình tại Anh gồm “Made like a gun” (tạm dịch: Được sản xuất như một khẩu pháo) hay “Made like a weapon” (tạm dịch: Được sản xuất như một loại vũ khí). · 1898 – Chiếc xe máy bốn bánh đầu tiên Chiếc xe máy bốn bánh đầu tiên của Royal Enfield RW Smith thiết kế một chiếc xe máy 4 bánh sử dụng động cơ Dion. · 1901 – Chiếc mô-tô đầu tiên được sản xuất Chiếc mô-tô đầu tiên của Royal Enfield được ra đời năm 1901 Chiếc mô-tô đầu tiên của Royal Enfield được sản xuất năm 1901. Dự án này được thực hiện bởi RW Smith và Frenchman Jules Gotiet. Điểm nổi bật của chiếc xe này chính là cỗ máy Minerva có công suất 11.2 mã lực được đặt ở phuộc trước của xe. · 1909 – Động cơ V2 được ra mắt Công ty đầu tư vào động cơ V2 Động cơ V2 đầu tiên của Royal Enfield được ra mắt ở chương trình Stanley Clycle. Động cơ này có công suất 21.4 mã lực đến từ Motosacoche Thụy Điển. · 1914 – Động cơ 2 thì Những chiếc mô-tô được sản xuất cho Thế Chiến thứ nhất Khi những chiếc mô tô động cơ 02 thì đầu tiên được sản xuất thì cũng là lúc Thế chiến thứ nhất nổ ra. Điều này buộc công ty phải dừng toàn bộ kế hoạch sản xuất mẫu xe mô tô lớn nhất của họ (chiếc xe 770 phân khối với động cơ V2 sáu mã lực) để dốc toàn lực chuẩn bị cho nước Anh tham chiến. · 1924 – Ra mắt 8 mẫu xe Royal Enfield đã cho ra 8 mẫu, bao gồm cả mẫu xe thể thao 351. mẫu xe đầu tiên với động cơ OHV 4 thì cùng bộ sang số bằng chân. Nhắm tới đối tượng khách hàng nữ, công ty đã tạo ra mẫu xe mô-tô 2 thì với động cơ 225cc. · 1926 – Vụ hỏa hoạn ở Redditch Hình ảnh nhà máy ở Redditch bị hỏa hoạn Một ngọn lửa lớn đốt cháy nhà máy ở Redditch, nhưng các lính cứu hỏa đã kịp thời khống chế ngọn lửa. · 1928 – Bình xăng mới Royal Enfield đầu tư vào mẫu bình xăng mới Các chuyên gia sản xuất xe mô-tô sử dụng bình xăng gần yên để thay thế cho loại bình xăng cạn đã lỗi thời. Royal Enfield cũng là một trong những nhà sản xuất đầu tiên thay đổi hệ thống phuộc trước thành phuộc ống xoắn trung tâm. · 1932 – Dòng Bullet đã ra đời Bullet được sản xuất vào năm 1932 Tháng 11 năm 1932 tại Luân Đôn, mẫu xe Bullet huyền thoại được ra mắt công chúng. Đây là dòng xe vẫn còn được sản xuất đến tận ngày nay. Thời điểm đó, Bullet trình làng với 3 phiên bản: động cơ 250, 350 và 500. Cả ba đều có ống xy-lanh hai đầu, sang số bằng chân và bộ pít-tông có độ nén cao. · 1933 – Kết thúc một kỉ nguyên Hai năm sau ngày mất của Albert Eadie. RW Smith, một trong những người sáng lập, cũng qua đời. Major Frank Smith nắm quyền quản lý công ty. · 1936 – Sự cải tiến của Bullet Bullet 500 được cải tiến, mang kiểu dáng thể thao hơn Bullet 500 được thiết kế lại toàn bộ và ra mắt phiên bản thể thao, mẫu JF, với xy-lanh có 4 van. · 1939 – Mẫu xe cho Thế Chiến thứ hai ‘Chú bọ bay’ được thả bằng dù trong Thế Chiến thứ hai Công ty sản xuất số lượng lớn xe mô-tô và xe đạp phục vụ cho Thế Chiến thứ hai. Mẫu nổi tiếng nhất là Airbone 125cc, còn được biết đến với cái tên “Flying Flea” (tạm dịch: Chú bọ bay). Với động cơ 2 thì, nó được tạo ra để được thả xuống từ máy bay bằng dù. · 1949 – Hợp tác với Madras Motors của Ấn Độ Bên cạnh việc đổi mới Bullet 350 và 500 ở Anh. Hai mẫu xe đều có cùng một khung xe, hệ thống treo, đuôi và hộp số. Ở Ấn Độ, KR Sundaram Iyer cho ra đời Madras Motors để nhập khẩu xe mô-tô vào Ấn Độ. Bên cạnh Norton và Matchless, hoạt động kinh doanh của Royal Enfield ở đây cũng bắt đầu. · 1952 – Cung cấp 800 chiếc Bullets cho Quân đội Ấn Độ Hình ảnh quân đội Ấn Độ mua Bullet Madras Motors nhận được đơn hàng đặt 800 chiếc Bullets 350cc. Xe được nhập khẩu từ Redditch vào đầu năm 1953 · 1955 – Enfield Ấn Độ được thành lập Nhà máy Royal Enfield tọa lạc gần Madras Royal Enfield hợp tác với Madras Motors để thành lập Enfield Ấn Độ. Sau đó, nhà máy đầu tiên đã được xây dựng ở Tiruvottiyur, gần Madras. · 1956 – Bắt đầu sản xuất ở Ấn Độ Nhà máy Tiruvottiyur được khánh thành và mẫu xe Bullet đã được cấp phép để sản xuất. Theo nội dung được cấp phép, các bộ phận của xe mô tô sẽ được tháo rời khi nhập khẩu và sau đó tiến hành lắp ráp tại Madras. Đã có 163 mô-tô được lắp ráp trong năm đó. · 1957 – Ra mắt Crusader 250 Được ra mắt tại Anh, chiếc Crusader 250 với động cơ 13 mã lực là mẫu xe được trang bị máy phát điện và cuộn dây đánh lửa. · 1964 – Thương hiệu đặt cược vào dòng ‘Café Racer’ Chiếc Continental GT đầu tiên Chiếc Continental GT – Café Racer được ra mắt ở Anh. Mẫu xe này có thùng xăng dành cho xe đua, ghế cạnh cong, đầu vòi và ống xả đặc biệt. · 1967 – Đóng cửa nhà máy ở Redditch Thời điểm này, chỉ còn hai mẫu xe được sản xuất ở Anh là Continental GT 250cc và Interceptor 736cc. Công ty tiến hành đóng cửa nhà máy ở Redditch. Riêng mẫu Interceptor vẫn còn được sản xuất tại cơ sở Enfield dưới lòng đất ở Bradford, Avon. · 1970 – Kết thúc mọi hoạt động sản xuất ở Anh Công ty Enfield Cycle dừng mọi hoạt động sản xuất ở Vương Quốc Anh. Mẫu xe Interceptor được bán cho hãng khác và được lắp ráp đúng 90 chiếc theo khung Metisse. Việc sản xuất ở Ấn Độ vẫn tiếp diễn. · 1977 – Từ Ấn Độ đến châu Âu Royal Enfield Ấn Độ bắt đầu xuất khẩu chiếc Bullet 350cc vào Anh và Châu Âu. · 1989 – Bullet 500 Royal Enfield giới thiệu kiểu dáng mới của Bullet 500 với động cơ 24 mã lực. Mẫu xe này được cải tiến với mục đích xuất khẩu. · 1993 – Mô-tô nhiên liệu diesel Enfield Diesel Enfield Ấn Độ sản xuất dòng xe mô-tô đầu tiên chạy bằng nhiên liệu diesel của thế giới, đó chính là Enfield Diesel. Mẫu xe này sử dụng động cơ 325cc trong khung xe Bullet truyền thống. · 1994 – Tập đoàn Eicher mua lại thương hiệu Tập đoàn Eicher mua lại Enfield Ấn Độ và đổi tên thương hiệu thành Royal Enfield. · 1997 – Cuộc phiêu lưu của 40 tay lái Bốn mươi tay lái song hành cùng với những chiếc mô tô Royal Enfield chạy trên cung đường Khardung La, một trong những cung đường mà theo cộng đồng biker là khó lái nhất (Ảnh:Divulgaon) · 1999 – Nhà máy mới Hợp tác với các chuyên gia người Áo AVL, động cơ aluminum 350cc kiểu mới được phát triển riêng cho dòng Bullet. Để phục vụ cho đợt nghiên cứu này, một nhà máy mới được đưa vào hoạt động gần Jaipur ở Rajasthan. · 2001 – Biểu diễn thăng bằng Năm 2001, nhóm trình diễn Daredevils đã xếp thành kim tự tháp với 201 người trên 10 chiếc mô-tô 350cc của Enfield, đội hình này di chuyển được hơn 200 mét. (Ảnh: Divulgaon) · 2008 – Xuất khẩu mẫu Classic 500 EFi Royal Enfield bắt đầu xuất khẩu dòng Classic, đây cũng là dòng xe 500 cc với hệ thống phun xăng điện tử EFi đầu tiên của hãng. Vào năm 2009, công ty đặt cược tất cả vào động cơ UCe 500cc ở Ấn Độ. · 2011 – Sự kiện ‘One Ride’ "One Ride” là sự kiện lái xe môtô diễn ra hàng năm của Royal Enfield (Ảnh: Thông cáo báo chí) Công ty khai mạc sự kiện “One Ride”, sự kiện dành cho fan của Royal Enfield diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên của tháng tư hàng năm. Một nhà máy mới cũng được xây ở Oragadam, gần Chennai · 2013 – Bắt đầu sản xuất ở Oragadam Nhà máy Royal Enfield ở Oragadam (Ảnh: Thông cáo báo chí) Chiếc mô-tô đầu tiên được sản xuất tại nhà máy ở Oragadam. Cùng năm đó, công ty cho tái xuất mẫu Continental GT, 49 năm sau lần đầu ra mắt của mẫu xe. Được sản xuất trên khung xe mới, Continental vẫn theo đuổi phong cách Café Racer một thời. · 2015 – Đặt chân đến Mỹ Công ty con đầu tiên của hãng được khánh thành ở Mỹ, tại Milwaukee, Wisconsin, vốn là lãnh địa của Harley-Davidson · 2017 – Gia nhập thị trường Việt Nam Lần đầu tiên, thương hiệu xe mô tô cực ấn tượng này gia nhập thị trường Việt Nam, bắt đầu một chuyến hành trình mới sau 116 năm hình thành và phát triển. Cửa hàng Royal Enfield đầu tiên sẽ chính thức hoạt động từ ngày 12/10/2017 tại tòa nhà Saigon Paragon, số 3 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM.