1. Biker mới

    Tổng thể kiến trúc Lăng Minh Mạng ở Huế - Không gian đậm đà bản sắc nho giáo

    Thảo luận trong 'Phượt' bắt đầu bởi , 2 Tháng mười 2017.

    Hai mươi năm ngồi trên ngai vàng, Minh Mạng đã đem đến cho giang sơn Đại Nam sự phát triển vững mạnh, cho vương nghiệp họ Nguyễn một tiền đồ sáng lạng. Và con người đó đã nằm xuống giữa “thiên đường chốn trần gian” đầy tiếng chim hót, hoa đua nhau nở... với sự thanh thản trong tâm hồn và mãn nguyện hoàn toàn. Lăng Minh Mạng được nhiều du khách thích thú khám phá vì nó thể hiện ý chí về một thế giới vũ trụ một cách độc đáo của người Việt Nam, đó là nét đẹp về giá trị tư tưởng.


    Tong the kien truc Lang Minh Mang o Hue Khong gian dam da ban sac nho giao


    Tháng 4/1840, vua Minh Mạng đã đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và gọi luôn tên lăng là Hiếu Lăng. Lăng được bắt đầu khởi công xây dựng vào tháng 9/1840.


    Ðến tháng 1/1841 công trình đang trong quá trình thi công thì vua Minh Mạng lâm bệnh mất, con trai vua Minh Mạng là vua Thiệu Trị lên nối ngôi và tiếp tục cho xây dựng lăng theo đúng thiết kế mà vua cha đã đang xây dựng dang dở. Tháng 8/1841, thi hài của vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành. Ðến năm 1843 thì quá trình xây lăng mới hoàn tất.



    Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô lớn gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được xây dựng bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua.

    Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm. Tổng thể của lăng được chia ra:



    Ðại Hồng Môn là cổng chính để đi vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp và các họa tiết trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở duy nhất một lần để đưa quan tài của vua vào lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.


    Tong the kien truc Lang Minh Mang o Hue Khong gian dam da ban sac nho giao - 2


    Bi Đình, sau Ðại Hồng Môn là sân rộng, có 2 hàng tượng quan viên, voi ngựa. Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thần Sơn, bên trong có bia "Thánh Ðức Thần Công" do vua Thiệu Trị viết về những công đức của vua cha.



    Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua): đi tiếp là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiểu Ðức Môn; điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.


    Tong the kien truc Lang Minh Mang o Hue Khong gian dam da ban sac nho giao - 3


    Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung Ðạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Ðài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng nhau qua đường Thần đạo.


    [Xem ngay] Toàn cảnh lăng Tự Đức



    Bửu Thành (thành quanh mộ): hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.


    Lăng Minh Mạng với Bi Đình, Hiểu Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu và gần 60 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên đó là một bảo tàng thơ chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ 19…


    Ngoài tính cách đăng đối uy nghi, đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc.
    2banh
    2banh.vn
    Last edited by a moderator: 17 Tháng mười 2017