Valentino Rossi (sinh ngày 16/2/1979 tại Urbino, Italy), là tay đua xe môtô chuyên nghiệp người Italy, với biệt danh là "The Doctor". Anh từng vô địch đua xe ở nhiều phân khúc xe khác nhau (125cc, 250cc, 500cc). Hiện nay anh đang giữ kỷ lục 9 lần vô địch giải đấu Motor Grand Prix thế giới. Anh cũng đi theo truyền thống của gia đình, và trong đó, nổi trội nhất là cha anh, ông Graziano Rossi. Valentino Rossi bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1996, khi đó anh đua cho đội Aprilla ở phân khúc xe 125cc và anh đã vô địch ở phân khúc xe này vào năm tiếp theo (1997). Sau chiến thắng năm 1997 đó, anh đã đến với phân khúc xe 250cc của Aprilla và vô địch giải 250cc World Championship vào năm 1999. Sau đó 2 năm, anh cũng đã chiến thắng ở hạng xe 500cc khi đua cho hãng Honda. Repsol Honda nhớ Rossi Ở giải đua MotoGP năm 2002, 2003, 2004 và 2005, anh đã làm vinh danh cho hãng xe Honda khi liên tục về nhất. Sau chiến thắng đó, anh đã rời khỏi Honda. Sau khi rời khỏi Honda, anh đã được đội đua Fiat Yamaha mời, và đã làm vinh danh đội này khi vô địch ở MotoGP vào năm 2008 và 2009. Anh đã có 78 lần về nhất ở hạng 500cc, 26 lần về nhì ở các hạng 125cc và 250cc. Nâng tổng số vô địch của anh lên 104 lần (sau tay đua Giacomo Agostini - 122 lần) Những năm đầu tiên Valentino Rossi sinh ra tại Urbino, nhưng khi còn nhỏ gia đình anh đã chuyển đến sống tại Tavullia. Anh là con trai của cựu đua xe môtô chuyên nghiệp Graziano Rossi, vì vậy anh làm quen với đua xe từ khi còn rất nhỏ (2 tuổi). Lúc mới đầu, anh đua xe ôtô kart (gần giống như xe F1). VR làm quen với đua xe năm 2 tuổi... Chính lòng nhiệt huyết của mẹ anh, bà Stefania Rossi đã làm động lực giúp anh trở thành tay đua nổi tiếng thế giới. Graziano Rossi đã chế tạo những chiếc xe môtô trẻ em có động cơ 60cc và 100cc cho đứa con trai 5 tuổi của mình. Valentino Rossi đã vô địch đua xe Kart vào năm 1990, sau đó anh đến với hạng xe minimoto và trước năm 1991, anh trở thành tay đua số 1 thế giới. Rossi tiếp tục đua ở giải kart và đã giành vô địch 5 lần trước khi kết thúc ở Parma. Cả Valentino và Graziano đều khởi đầu ở hạng xe 100cc của Italy. Và họ cũng có những chiến thắng tương tự khi đua xe ở Châu Âu. Valentino cũng dành những tình cảm đặc biệt cho đua xe F1, trong đó bao gồm cả đua xe kart và minimoto. Vào năm 1992-1993, Valentino tiếp tục học nâng cao và nghỉ thi đấu giải minimoto. Vào năm 1993, với sự hướng dẫn của cha mình, cùng với Virginio Ferrari, Claudio Castiglioni và Claudio Lusuardi (chủ tịch đội đua Cagiva Sport), Valentino đã chạy thử chiếc xe 125cc đầu tiên trong đời là Cagiva Mito 125cc. Nhưng không lâu sau đó, anh đã gặp tai nạn khi còn cách đích đến 100 mét. Tai nạn đó đã kết thúc 9 tuần đua xe cho Cagiva của anh. Sau đó, anh chiến thắng giải Italian Sport Production, dành cho tay đua nhà nghề Italy. Anh đã về đầu tiên tại Misano. Hai năm sau, Lusuardi đã mời Valentino đến nhà máy xe Mito chạy thử và anh đã giành chiến thắng tại giải Vô địch Italy. 125cc, 250cc, 500cc và vô địch thế giới Năm 1994, người điều hành hãng xe Aprilla là Sandroni đã mời Valentino Rossi đến để thử cải thiện chiếc xe mới RS125R. Đầu tiên với sự giúp đỡ của Sandroni, Valentino đã giành chiến thắng tại giải Vô địch Italy 1994 và làm một điều tương tự vào năm 1995 khi đua ở cả 2 giải là Vô địch Italy và Vô địch Châu Âu. Năm 1996 là một mùa giải tệ hại của Rossi, không những anh về hạng 5 mà anh còn bị tai nạn nữa. Mặc dù vậy, anh vẫn giành chiến thắng tại giải World Championship Grand Prix vào tháng 8/1996, ở Brno (Cộng Hòa Czech), với người bạn đồng hành là chiếc AGV Aprilla RS125R. Anh đã kết thúc mùa giải 125cc World Championship thứ 9 với chiến thắng tuyệt đối 11 lần thắng/ 15 lần đua. Năm 1998, chiếc Aprilla RS250 được ra mắt, và đội đua của Aprilla bao gồm Valentino Rossi, Loris Capirossi và Tetsuya Harada. Nhưng cũng năm đó, cái chết do tai nạn của 2 người bạn thân khiến Rossi mất hẳn phong độ thi đấu, và anh chỉ về thứ 2 (thua Capirossi 3 điểm). Năm 1999, Rossi lại 1 lần nữa lên ngôi khi giành được 5 pole và 9 lần về nhất ở giải đua 250cc World Championship. Rossi trở lại vào năm 2000, khi đó anh đua lần cuối cho hãng Aprilla ở hạng xe 250cc và vô địch giải đấu 250cc World Championship. Kết thúc mùa giải đó, anh chia tay với hãng Aprilla để đến với 1 vị trí cao hơn (500cc). Cuối năm 2000, Rossi được Honda mời đến tham dự buổi ra mắt chiếc xe NSR500 và đội trưởng đội đua Honda là Jeremy Burgess đã ngỏ ý mời anh hợp tác với đội đua Honda, khi tay đua danh tiếng Michael Doohan vừa nghỉ hưu. Anh đã khởi đầu một năm mới với đội đua đến từ nước Nhật, năm đầu tiên anh hợp tác với 1 hãng xe ngoài Italy. Trong đội đua này cũng có 1 người đồng hương của anh là Max Biaggi, tay đua ít có danh tiếng. Rossi đã mang đến tiếng tăm lẫy lừng cho đội Honda, giống như ở giải 125cc và 250cc, Rossi đã về nhất 9 lần, và đẩy tay đua người Mỹ Kenny Roberts Jr. xuống hạng nhì ở giải 500cc World Championship. Rossi chiến thắng giải 500cc World Championship vào năm 2001, với 11 lần về nhất. Cuối năm 2001, Rossi đã chia tay với giải 500cc để đến với hạng 990cc cũng của Honda. Cũng vào năm 2001, Rossi lần đầu tiên chạy thử chiếc xe 4 thì 990cc Honda VTR1000SPW, anh đã hợp thành 1 đội với tay đua người Mỹ Colin Edwards - người từng đua cho đội Suzuki 8 Hours. Và vào năm 2002, anh đã giành chức vô địch MotoGP lần đầu tiên với chiếc siêu xe 990cc MotoGP: Honda Khai mạc MotoGP năm 2002, trong khi các tay đua khác gặp vài vấn đề về xe của mình, thì Rossi đã giành chiến thắng khi về nhất 8 vòng trong tổng số 9 vòng đua. Nâng tổng số lần chiến thắng cho Honda lên 11 lần. Điều tương tự cũng xảy ra vào năm 2003, Rossi giành 9 pole và tổng số lần chiến thắng của anh GP là 9 lần. Tay đua người Australia là Philip Island từng nhận xét "Rossi xứng đáng trở thành tay đua cự phách nhất trong lịch sử đua xe MotoGP, khi anh về trước tay đua lừng lẫy của đội Ducati là Troy Bayliss tới 10 giây". Năm 2004-2005, Rossi lại một lần nữa bỏ xa Troy Bayliss, và giành chiến thắng chung cuộc tuyệt đối, giúp Honda lên đỉnh vinh quang Từ Honda đến Yamaha Vào khoảng giữa năm 2003, Rossi đã dự tính kế hoạch rời khỏi đội Honda, nhiều người đã hoài nghi về tương lai của đội Honda nếu thiếu Rossi. Đến khoảng cuối năm 2005, Rossi quyết định rời khỏi Honda và người bạn đồng hành RC211V để tìm kiếm một cơ hội mới. Khi biết tin Rossi nghỉ việc ở Honda, hàng loạt đội đua tên tuổi đã mời gọi anh, trong đó có cả Ducati, Fiat Yamaha và Aprilla. Năm 2006, một lần nữa Ducati mời gọi anh đến, nhưng anh đã từ chối và nói rằng "Ducati quá nhỏ để anh hợp tác, và anh muốn hợp tác với 1 hãng xe Nhật nữa xem sao". Và anh đã chọn đội Fiat Yamaha. Rossi đã ký kết hợp đồng 2 năm với Yamaha - đối thủ của Honda, bản hợp đồng đó có giá trị lên tới 12 triệu USD MotoGP: Yamaha Ở đội đua Fiat Yamaha, Rossi đã điều khiển chiếc YZR-M1, chiếc xe 800cc này kém hơn hẳn so với chiếc RC211V mà Rossi từng điều khiển khi còn đua cho Honda. Vào mùa giải 2007 tại Qatar, Rossi đã về hạng nhì (sau Casey Stoner của đội Ducati), anh đã lái chiếc xe 800cc M1. Đến năm 2008, Rossi đã thay đổi vỏ Bridgestone cho chiếc M1 của mình. Sau khi xuất phát ở vị trí thứ 5, Rossi đã vươn lên dẫn đầu, bỏ xa các đối thủ khác, kể cả Casey Stoner. Chiến thắng đó của anh là chiến thắng đầu tiên khi anh về với đội Fiat Yamaha. Ngày 8/6/2009, Rossi đã lái chiếc Yamaha của mình chạy đua thử với tay đua có biệt danh là "Tay đua của Chúa" Giacomo Agostini Mùa giải MotoGP 2009, Rossi đã về hạng nhất, và đồng đội của anh là Jorge Lorenzo ở đội Fiat Yamaha về vị trí thứ 6. Chiến thắng ở MotoGP 2009 đã giúp anh nâng tổng số lần vô địch lên đến 9 lần và anh kỷ niệm chiến thắng thứ 100. Rossi là tay đua xếp vị trí thứ 2 về số lần chiến thắng ở MotoGP Biệt danh Từ nhỏ, Rossi đã lấy tên theo thần tượng của anh - Norifumi Abe - là "Rossifumi". Ở giải đua 250cc, anh đã lấy biệt danh là "Valentinik", giống như tên của chú vịt Donald bằng tiếng Ý là Paperinik. Đến giải đua 500cc, anh lấy biệt danh là THE DOCTOR, vì nghề bác sĩ là một nghề rất được kính trọng ở Italy. Anh cũng nói thêm rằng "Từ lúc anh chạy xe 500cc, anh đã đằm tính hơn và không còn hay gây gổ với các đồng đội khác như khi anh còn đua ở giải 125cc và 250cc". Đặc biệt, trên mỗi chiếc xe đua trong sự nghiệp của mình, anh luôn chọn cho mình con số 46, giống với số xe của tay đua Nhật Bản Norifumi Abe .... Niềm vui chiến thắng