Rút hồ sơ gốc xe máy là một thủ tục không thể không nhắc tới trong quá trình mua bán xe cũ để thực hiện việc sang tên đổi chủ. Tuy nhiên, có bao giờ anh em thắc mắc rằng thủ rục rút hồ sơ gốc xe máy sẽ được thực hiện thế nào chưa? Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy sẽ được thực hiện như thế nào? Khi nào cần thực hiện rút hồ sơ gốc xe máy Khi mua bán xe máy cũ, thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy sẽ cần thiết khi sang tên xe cho chủ nhân mới ở thành phố khác hoặc khác tỉnh với chủ cũ. Còn nếu sang tên cho người cùng tỉnh hay cùng thành phố thì sẽ không cần phải rút hồ sơ gốc, bởi vì văn phòng cảnh sát giao thông ở các quận huyện cùng tỉnh sẽ tự động chuyển giao hồ sơ. Khác hoàn toàn so với việc sang tên cho người khác tỉnh hay khác thành phố. Các bước rút hồ sơ gốc xe máy Tại Khoản 2, Điều 10 của Thông tư 58/2020/TT-BCA có quy định chi tiết các bước của thủ tục rút hồ sơ gốc như sau: Thực hiện với chủ cũ của xe máy giấy tờ mua bán, cho, tặng hoặc thừa kế, điều chuyển, phân bổ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Tới văn phòng cảnh sát giao thông của cơ quan công an cấp quận, huyện nơi chiếc xe đã được đăng ký trước đây để rút hồ sơ gốc. Khi đã rút được hồ sơ gốc từ văn phòng cảnh sát giao thông trước đây thì đem đến văn phòng cảnh sát giao thông cấp quận, huyện nơi thườn trú của bạn để sang tên đổi chủ. Quá trình sang tên sẽ cần tới chi cục thuế quận, huyện để đóng phí đăng ký trước bạ. Thủ tục rút hồ sơ gốc cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì? Để thực hiện thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy thì bắt buộc bạn phải chuẩn bị một số loại giấy tờ, cần thiết trong quá trình rút hồ sơ gốc: Giấy đăng ký mô tô, đăng ký xe máy bản gốc (cà vẹt xe) Hợp đồng mua bán đã công chứng hoặc giấy ủy quyền Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cùng với hộ khẩu của chủ xe