Trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở Tây Giang, vào mùa Thu sẽ có những cơn mưa dông đầu mùa, vào mùa Xuân, vẫn đi trong mây mù và mưa, lát đát những vạt nắng vàng nhạt rọi xuống đủ để thấy rõ từng bản làng của đồng bào Cơtu. Cảm giác chinh phục được Tây Giang sẽ dần dần hiện ra trong tầm mắt bạn. Vào sáng tinh mơ, đứng trên đỉnh núi Chà Nốc xã Ch’Om một bức tranh toàn cảnh của một vùng rộng lớn gồm các xã: Ga Ri, Tr’Hy, A Xan, Ch’Om hiện ra như một ốc đảo bồng bềnh trong làn sương sớm khi mờ khi tỏ. Giữa những cánh rừng nguyên sơ là những nếp nhà sàn xinh xắn của người Cơtu ôm lấy những thửa ruộng bậc thang đan xen bên sườn núi…Hoặc vào sáng sáng sớm tinh mơ, đứng dưới chân núi Argồng(trung tâm huyện lỵ Tây Giang) nhìn lên Khu nhà làng truyền thống mà làm cho lòng người xao động hơn. Cảm giác đó tôi đã cảm nhận được trong nhiều chuyến chạm lên Tây Giang. Một góc thôn Voòng, xã Tr"Hy chìm trong màn sương sớm Khu tái định cư của người Cơtu thôn Apool, xã Ga Ri vẫn còn chìm trong sương mai Khu tái định cư của người Cơtu thôn Voòng, xã Tr’Hy hiện ra trong nắng khi màn sương tan dần Ruộng bậc thang Chuôih-một cánh đồng lúa lớn nhất đã nuôi sống biết bao thế hệ người Cơtu các xã: Ga Ri, Tr’Hy, A Xan, Ch’Om và nay đã trở thành thắng cảnh của huyện Tây Giang Khu làng truyền thống Tây Giang nhìn dưới chân núi Agrồng vào sáng tinh mơ Ngôi nhà dài còn sót lại, hiện đang được bảo tồn ở Khu làng truyền thống Tây Giang Một góc khu tái định cư Dading, xã Ga Ri Một góc khu tái định cư thôn Tà Làng, xã Bha Lêê vào sáng sớm Khu tái định cư thôn Arang, xã A Xan vào mùa lễ hội ăn mừng lúa mới của làng