Nhiều anh em có tư tưởng rằng tăng sên nhất định phải càng căng càng tốt, để kéo dài quãng thời gian tăng sên. Tuy nhiên, nếu tăng sên quá căng thì anh em sẽ phải đối diện với một số hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tăng sên quá căng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Độ chùng mà các nhà sản xuất khuyến cáo Nguồn ảnh : Thanh Thường Ở trên mỗi chiếc xe, vị trí tem thông số gắp (nơi có in hình nhông sên đĩa) thường là nơi hiển thị độ chùng mà các nhà sản xuất khuyến cáo chủ sở hữu. Đối với các dòng xe số phổ thông và xe côn tay thì các nhà sản xuất thường khuyến cáo rằng độ chùng hoàn hảo sẽ là 25mm và 30mm tùy vào dòng xe. Nguồn ảnh : Thanh Thường Độ chùng sẽ được đo đạt dựa trên khoảng cách từ gắp xem cho tới mặt dưới của cọng sên. Tuy nhiên trên thực tế, có rất ít nơi sửa xe sử dụng thước chuyên dụng để đo đạt. Đa số sẽ tăng sên theo kinh nghiệm, vậy nên sau khi tăng sên xong bạn nên sử dụng tay trần để thử độ đàn hồi lên xuống của cọng sên. Nếu cảm thấy nó quá cứng không thể bung ra hoặc thu vào, quay bánh bị nặng thì phải kêu thợ xả ốc tăng sên ra và tăng sên lại Tăng sên quá căng có thể tạo nên sự khó chịu khi chạy xe Nếu tăng sên quá căng, không có độ đàn hồi khi chạm tay vào thì chắc chắn anh em sẽ nghe tiếng cộc cộc khó chịu khi lăn bánh. Đây cũng là lúc anh em sẽ cảm thấy chiếc xe của mình cần nhiều sức kéo hơn và động cơ bị yếu hẳn đi. Khi sên bị kéo căng quá mức, sên sẽ nhanh giãn cực kì và do ma sát liên tục với nhông tải và đĩa tải nên hai chi tiết này cũng sẽ nhanh bị xuống cấp theo. Sên quá căng còn có thể gây ra tình trạng đứt sên Dĩ nhiên khi sên quá căng thì các mắt xích cũng dễ bị đứt, văng ra khỏi gắp với lực rất mạnh dễ dàng quấn chặt vào chân người lái hoặc người ngồi sau. Không ít trường hợp dây sên khi bị đứt lại văng vào bánh sau, dẫn tới những tình trạng ngã xe và va chạm với những phương tiện xung quanh.