Súng bắn tốc độ là một cây súng tuy bắn không ra đạn, nhưng sự xuất hiện của nó chắc chắn sẽ làm bất cứ anh em nào cũng có phần hơi 'e dè'. Vậy anh em có thắc mắc rằng hiện tại có bao nhiêu loại súng bắn tốc độ và cách hoạt động nó ra sao? Hôm nay mình sẽ giải đáp hai thắc mắc đó! Súng bắn tốc độ hoạt động như thế nào và có mấy loại? Có mấy loại súng bắn tốc độ? Thật ra cái tên súng bắn tốc độ cũng chỉ là một cái tên gọi vui thôi chứ nó thật ra là một thiết bị dùng để đo đạt vận tốc của một chiếc xe khi đang di chuyển. Thiết bị đo tốc độ này có hai loại chính đó chính là: Máy đo tốc độ thông qua sóng điện từ và máy đo tốc độ thông qua tia hồng ngoại. Mỗi loại sẽ có cách thức hoạt động cũng như ưu nhược điểm riêng. Súng bắn tốc độ bằng sóng điện từ Súng bắn tốc độ bằng sóng điện từ thật ra có cấu tạo rất đơn giản, nó chỉ gồm có bộ phận phát sóng và bộ phận thu sóng. Khi mà sóng điện từ được phát ra sẽ truyền đến những phương tiện đang chuyển động, khi chạm tới phương tiện thì lập tức làn sóng này sẽ quay ngược về thông qua bộ phận thu sóng. Dựa vào làn sóng phát ra và thu về thì 'cây súng' này sẽ tính toán ra được phương tiện này đang chạy với tốc độ bao nhiêu. Ưu điểm của súng bắn tốc độ dựa vào sóng điện từ này đó chính là không phụ thuộc vào thời tiết hoặc thời gian. Bất kể điều kiện nắng mưa hay trời tối hoặc sáng đều có thể cho ra tín hiệu chính xác và hết sức rõ ràng. Nhưng vì nó là một thiết bị phát và thu sóng liên tục cho nên nó cần phải đặt cố định một vị trí. Hơn nữa cây súng bắn tốc độ này còn dễ bị phát hiện bởi những thiết bị đo sóng điện từ đời mới của các bác tài xế. Nó có thể phát hiện ra chốt dù cách vài cây số, khi phát hiện thì sẽ hú lên cho chủ nhân giảm tốc lại. Bởi vậy súng bắn tốc độ bằng sóng điện từ thường được các anh Công an Giao thông sử dụng tại một chốt cố định nào đó hoặc tích hợp vào luôn trong Camera giao thông. Súng bắn tốc độ bằng tia hồng ngoại Về cấu tạo và cách thức hoạt động thì nó cũng gần giống như súng bắn tốc độ bằng sóng điện từ. Dựa vào những tia hồng ngoại được phát ra và thu vào thì nó sẽ tính toán theo một chương trình được lập trình sẵn để cho ra tốc độ của phương tiện chính xác nhất. Nó có ưu điểm là không thể bị phát hiện bởi những thiết bị báo động nào trên thị trường. Tuy nhiên khi trời mưa, sương mù, đất bụi, trời nhiều mây hoặc xuất hiện vật cản giữa chiếc xe và cây súng bắt tốc độ thì kết quả nó cho ra có thể bị sai lệch rất nhiều. Nhưng nhờ ưu điểm sử dụng ánh sáng mà nó có thể dễ dàng hoạt động khi các anh Công an Giao thông vừa di chuyển vừa thực hiện nhiệm vụ. Không như loại súng bắn tốc độ bằng sóng điện từ phải cố định ở một chốt nào đó mới có thể hoạt động. Những mức phạt về tốc độ đối với xe máy Theo nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, với nhiều sự điều chỉnh mức phạt cho các vi phạm giao thông. Dưới đây là các mức phạt dành cho lỗi chạy quá tốc độ cho phép đối với xe máy. Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h; Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng + Giữ GPLX từ 01 – 03 tháng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Chú ý: Theo quy định trên, nếu người điều khiển mô tô, xe máy và các xe tương tự vượt quá tốc độ quy định nhưng tốc độ vượt quá dưới 5km/h thì không bị xử phạt hành chính. Hành vi này tuy vi phạm nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính. Nếu không muốn bị phạt vì quá tốc độ thì hãy tuân thủ quy định về tốc độ tối đa mà chiếc xe của mình được phép di chuyển nhé anh em. Chúc anh em có những chuyến đi xe an toàn.
Nhìn đủ biết ca dùng loại nào rồi sai lệch nhiều có sao đâu , dân chịu thiệt thôi chứ ai ra kiểm chứng đâu