1. Biker chuyên nghiệp

    Phanh gấp và những điều đặc biệt lưu ý khi vào góc cua?

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 29 Tháng tám 2022.

    Hôm nay chúng ta hãy cùng tham khảo những điều nên làm và nên tránh sau đây, sẽ giúp người lái xe an toàn tối đa trong những trường hợp phanh gấp. Một trong số đó là áp dụng phanh trước góc cua.

    Phanh gap va nhung dieu dac biet luu y khi vao goc cua
    Phanh gấp và những điều đặc biệt lưu ý khi vào góc cua?

    Phanh gap va nhung dieu dac biet luu y khi vao goc cua - 2
    Có thể thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến khoảng cách phanh của một chiếc xe máy nói chung sẽ bao gồm tốc độ và trọng lượng của xe. Các yếu tố phụ gồm có lực ma sát, lốp, hệ thống phanh hay yếu tố khí động học, thậm chí là cả hệ thống treo... Ở đây giả định các yếu tố kỹ thuật nêu trên đều đạt chuẩn.

    Nếu anh em đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông hoặc ô tô, xe máy ngược chiều lấn đường thì theo phản xạ tự nhiên, người lái sẽ thực hiện thao tác phanh gấp. Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp.

    Đây cũng là lý do anh em chạy xe trên đường núi quanh co nên cẩn thận, chạy tốc độ vừa phải để vẫn có thể làm chủ được tốc độ và hóa giải được các tình huống khẩn cấp. Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, tư thế ngồi lái cũng rất quan trọng và dưới đây là một số lời khuyên dành cho anh em:

    Quan sát từ xa

    Trước khi vào cua, người lái chú ý quan sát khúc cua từ xa và xem khúc cua rộng hay hẹp, quãng đường dài hay ngắn, mặt đường có dấu hiệu gồ ghề, trơn trượt gì không.

    Giảm tốc độ xe trước khi vào cua

    Nên giảm tốc độ xe trước khi vào cua. Khi vào cua có độ xuống dốc lớn thì ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, đồng thời chuyển cần số xuống vị trí số thấp để phanh động cơ can thiệp kìm hãm tốc độ xe. Điều này giúp người lái dễ dàng làm chủ tốc độ, có thời gian quan sát và xử lý kịp thời nếu xảy ra tình huống bất ngờ. Không nên chạy tốc độ cao rồi cua gấp khi vào cua bởi rất dễ khiến bị lệch hướng dẫn đến khó kiểm soát, thậm chí mất lái.
    Phanh gap va nhung dieu dac biet luu y khi vao goc cua - 3

    Bóp phanh từ từ

    Bóp nhẹ khi bắt đầu phanh và sau đó mạnh dần đến khi tay phanh gập hết sẽ giúp dồn trọng lượng lên bánh trước và nén lốp xuống, tăng diện tích bám đường. Khi vào cua cùi chỏ có độ xuống dốc lớn thì ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, cần ước lượng độ cong của khúc cua để điều khiển tay lái một cách nhịp nhàng tới khi thoát cua.

    Phanh gap va nhung dieu dac biet luu y khi vao goc cua - 4

    Không nên bóp thật nhanh và mạnh

    Đây là một lỗi sơ đẳng của những người mới lái xe trang bị hệ thống phanh đĩa. Ngay cả khi xe được trang bị ABS, bóp tay phanh trước thật nhanh và mạnh sẽ khiến lốp trước bắt đầu mất độ bám và dễ bị trượt. Nếu không có ABS, gần như chắc chắn xe sẽ bị trượt ngã trong trường hợp này.
    Phanh gap va nhung dieu dac biet luu y khi vao goc cua - 5

    Nên biết dự đoán trước

    Khi lái xe, đương nhiên người lái phải chú ý tới các phương tiện xung quanh nhưng hãy đặc biệt chú ý phóng tầm mắt ra phía trước xa nhất có thể. Với mỗi một sự thay đổi ở phía trước chẳng hạn như xe ở hướng đối diện góc cua hãy tính toán nhanh những sự cố có thể xảy ra để có thể đối phó kịp thời.

    Phanh gap va nhung dieu dac biet luu y khi vao goc cua - 6

    Nên Luyện tập thường xuyên

    Những công nghệ mới ngày càng khiến mô tô trở nên an toàn hơn khi phanh, nhưng chúng cũng đồng thời đòi hỏi người lái phải có những kỹ năng để có thể làm chủ hoàn toàn. Vì vậy hãy dành thời gian nhiều để luyện tập với chiếc xe và làm quen với những khả năng của nó. Bởi vì có kỹ thuật cơ bản tốt, nhưng còn phải thể hiện kỹ thuật đó thật nhuần nhuyễn mới được. Nếu chỉ nắm một mớ lý thuyết thì khi gặp nguy sẽ lúng túng chẳng biết xử lý ra sao.

    Nguồn: Tham khảo
    2banh
    2banh.vn
    Last edited by a moderator: 29 Tháng tám 2022