Hàng ngày anh em vẫn sử dụng nón bảo hiểm thế nhưng có những sự thật mà mọi người không hề biết về vật dụng này, mình tin rằng những điều sau đây sẽ làm anh em rất bất ngờ. Nón bảo hiểm và những sự thật không ngờ ít người biết Một trong những vật dụng cá nhân bẩn nhất Có thể anh em chưa biết đứng sau chiếc điện thoại về mức độ mất vệ sinh thì chiếc nón bảo hiểm chính là đồ dùng bẩn nhất, mồ hôi rồi bụi đất cứ thế bám vào nón bảo hiểm khi anh em sử dụng, nếu được để nơi ẩm thấp nấm mốc còn xuất hiện. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về da đầu và hiện tượng ngứa đầu khi sử dụng nón bảo hiểm khi đi dưới trời nắng, anh em cứ cho rằng do trời quá nóng nhưng không phải, nguyên nhân là do chiếc nón quá bẩn mà thôi. Chính vì vậy nón bảo hiểm nên được vệ sinh thường xuyên, với những chiếc nón sử dụng thường ngày nên được vệ sinh sau 1 tháng sử dụng, riêng những nón ¾ hay fullface anh em cần vệ sinh ngay sau mỗi lần đi tour về để tránh gây nấm mốc. Có một lưu ý hết sức quan trọng là sau khi sử dụng anh em nên để nón ở những nơi thoáng mát nhanh khô, với nón fullface và ¾ thì mở kính lên để cho nón thoáng khí, điều này giúp mồ hôi bám vào nó khô đi nhanh hơn và không bị nấm mốc hay mùi hôi. Anh em cũng nên sử dụng các bình xịt khử trùng cho nón bảo hiểm để hạn chế vi khuẩn đặt biệt là trong mùa dịch covid 19 lúc này. Mình dám chắc có nhiều chiếc nón bảo hiểm từ lúc mua đến giờ chưa hề vệ sinh một lần nào. Nón bảo hiểm nào cũng có cách để vệ sinh cả, những chiếc nón nửa đầu thì chỉ cần anh em tháo phần xốp phía trong ra sau đó tháo phần keo dán lớp mút với phần xốp ra, giặt phơi khô phần mút rồi lắp lại như ban đầu là được, rất đơn giản. Với những chiếc nón fullface nếu không biết cách vệ sinh anh em nên đưa ra các tiệm bán nón để thợ vệ sinh, mức giá cũng chỉ vài chục nghìn. Được khuyến cáo va chạm 1 lần là nên thay mới Bất kỳ loại nón bảo hiểm nào thì nhà sản xuất điều khuyên không sử dụng đi đã có va đập dù chỉ một lần, đương nhiên nhà sản xuất có lý do để nói điều đó, khi đã va đập nhiều chiếc nón nhìn bên ngoài không hư hại gì nhưng bên trong thì đã bị rạn nứt. Nói là vậy nhưng theo mình sau khi có bị va đập anh em nên kiểm tra kỹ lại nến có rạn nứt thì mới thay thế còn không thì cứ để mà sử dụng, chứ để rớt một lần là thay 1 cái nón mới thì tiền đâu mà mua nón cho đủ. Hốc gió có cũng như không Trên những chiếc nón fullface hoặc một số nón ¾ đều có hốc lấy gió để làm mát đầu khi sử dụng, theo mình thì anh em đừng đặt nặng vấn đề hốc lấy gió này khi chọn nón vì mình thấy nó không làm mát được gì cả, ở đường Việt Nam đa số các tuyến đường chỉ cho xe máy chạy dưới 60km/h thì gió làm sao luồng vào được. Theo mình thì nó sẽ làm mát được khi anh em chạy trên 100 km/h nhưng đường Việt Nam thì không cho phép nên cái hốc gió gần như là vô tác dụng, đi trời mưa mà quên đóng lại đôi lúc mình còn bị nước chảy vào, tốt nhất thì anh em cứ đóng lại nếu trên nón có. Sau khi đọc xong bài này mình nghĩ anh em nên đi giặt nón bảo hiểm của mình ngay lập tức, mình chắc là anh em sẽ rất bất ngờ.