Trên những cung đường mê mải của dân phượt luôn có những đồ vật gắn bó không rời. Đó cũng có thể là đặc trưng riêng của những người trẻ ham mê du lịch bụimà mỗi khi nhìn vào đó, người ta liền nhận ra: “À, dân phượt đó mà”… Cùng khám phá xem đó là những vật dụng gì. Hành trang trên mỗi chuyến đi. Trang bị cần thiết: Đối với dân phượt, nhất là các phượt thủ đi tour trên những cung đường xa bằng xe máy, trắc trở, những cung đèo nguy hiểm thì những trang thiết bị thật sự cần thiết để hỗ trợ gồm: Nón bảo hiểm (Fullface hoặc nón 3/4, Bó gối, áo giáp, giày leo núi (vì đây là loại giày khá dày và che chắn tốt cho đôi chân), bao tay, v.v...) 1/ Nón Bảo Hiểm. Nói đến đi trên những cung đường xa, điều cần thiết nhất luôn mang bên mình là nón bảo hiểm. Cho dù như thế nào thì nón bảo hiểm luôn là thứ quan trọng và cần thiết nhất cho các Rider. Nói đến mũ bảo hiểm, hiện tại trên thị trường có khá nhiều sự lựa chọn và kiểu dáng. Thường đa số người đi tour phượt luôn luôn lựa chon cho mình 3 loại kiểu nón, đó là Fullface, 3/4, và lật cằm. Nói đến các dạng nón, mình cũng xin được nói sơ qua từng loại nón. Fullface là loại luôn mang đến cảm giác chắn chắn, an toàn và khá tốt nhất. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nón cho các bạn đi phượt hay chọn lựa. Theo đánh giá của Motocycle trang thông tin về xe nổi tiếng của nước ngoài loại nón tốt nhất hiện nay nhưng giá cả khá cao là Arai sau đó kế đến là Shoei và AGV. Đó là thuộc về chất lượng tốt và tối cao, nhưng ngoài đó cũng không thiếu các loại nón thường và giá thành rẻ nhưng không kém phần an toàn như HJC, LS2, hoặc KBC. Nón AGV Pista GP với giá đến 25 triệy đồng tại Việt Nam. Nón Arai với những hoạ tiết khá đẹp. Nón HJC RPha Lorenzo nổi tiếng của giới GP. Kế đến là loại nón 3/4, nón này khá phổ thông và đa số người đi tour cũng hay lựa chọn và sử dụng. Ngược lại với sự an toàn của Fullface thì nón 3/4 chỉ có thể bảo vệ người đội vùng đầu và lỗ tai, không che chắn hết được vùng mặt khi lỡ như có sự trắc trở xảy ra. Nón 3/4 của AGV. Nón 3/4 của Shoei. Cuối cùng đó chính là loại nón Lật cằm. Loại nón này cũng khá hữu dụng cho các dân đi tour đi phượt vì nó có thể làm nón Fullface, cũng có thể chuyển sang thành 3/4 nếu các bạn nào có thói quen sử dụng thuốc lá. Và về sự an toàn thì chắc chắn cũng không thể bằnng loại Fullface, nếu như khi mình lật cằm lên thì không nói đến, còn khi lật xuống thành Fullface thì khi gặp tai nạn loại này cũng khá nguy hiểm vì có thể tung phần trước của nón bất cứ lúc nào khi có va chạm. Nón Shoei lật cằm. 2/ Áo giáp. Ngoài nón bảo hiểm ra, áo giáp cũng là trang bị quan trọng cho các bạn hay đi tour xa, trên đường trường. Cũng như nón bảo hiểm, áo giáp cũng khá nhiều loại trên thị trường và tuỳ theo mức giá cả và độ an toàn. Và mình khuyên các bạn thì nên lựa chọn cho mình các loại áo có đầy đủ giáp (Giáp lưng, giáp khuỷ tay, giáp ngực, và giàp bả vai). Vì chúng cũng khá hữu ích và có tác dụng khi chúng ta có gặp phải những tình huống không hay. Vì trên thị trường ngày nay có khá nhiều áo nhưng đa số các bạn vừa bước vào cuộ hành trình đi tour, thường đa số lựa chọn cho mình những mẫu áo đẹp, và thiết kế bắt mắt. Nhưng lại khá chủ quan về độ an toàn của nó. Với kinh nghiệm của mình đi tour với những năm tháng lâu dài, mình khuyên các bạn nếu có kinh phí thấp thì nên lựa chọn các loại như Taichi, hoặc Furgan, v.v.. Còn về những loại khá tốt và độ an toàn cao thì đây là những mẫu áo các bạn sẽ luôn đặt niềm tin và an tâm của nó: Alpinestars, Komine, Dainese, Icon, v.v.. Đặc biệt đối với các bạn luôn trang bị chắc chắn an tòan cho mình thì luôn có sự lựa chọn đó là áo liền quần, thường người ta kêu Full Giáp, loại mà luôn được sử dụng trong các bộ môn đua xe. Mẫu áo Icon. Áo giáp Alpinestars. Áo giáp Komine. Giáp Fullset. 3/ Bao Tay. Bao tay cũng là thứ mà các bạn đi tour hay sử dụng. Bao tay của các dân đi tour đi phượt sẽ khác với các loại bao tay mà chúng ta sử dụng hằng ngày khi đi đường. Bao tay sử dụng hằng ngày của chúng ta thường là những loại chỉ để chống nắng, và mỏng không đem lại sự an toàn cao khi sử dụng. Còn đối với loại bao tay dành cho các bạn dân tour phượt, thường đa số là loại dày, bằng da, bảo vệ các đốt ngón tay, và luôn có phần gù lên từ mu bàn tay, dùng để cản trợ sự nguy hiểm khi có va chạm. Thường loại gù đó đa số bằng Carbon, vì Carbon đem lại sự chắn chắn và giảm trọng lượng cho đôi găng tay. Bao tay cũng khá nhiều loại mà các bạn sử dụng, thường thì Probike, Alpinestars, Dainese, Monster, v.v. Giá thành của bao tay cũng khá đa dạg từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng cũng có. Bao tay cũng có 3 loại: Loại cụt ngón, loai full ngón ngắn, và full ngón dài qua qua cổ tay. Bao tay Full ngón dài qua cổ tay. Loai Full ngón ngắn. Loại cụt ngón. 4/ Bó gối. Nói đến đây thì các bạn dân tour mà hay ôm những con đèo quanh co hiểm trợ, những khua cua gắt và dài trắc trở thì không phải bàn đến rồi nhỉ. Đúng, bó gối là 1 thứ quan trọng và cần thiết cho những bạn vừa vào hành trình tour, khi ôm những khúc cua, hay lặn những cung đường đèo, nó là thứ duy nhất bảo vệ cho đầu gối mình không bị những tổn thương do tác động bên ngoài hoặc khi gặp rủi không may. Còn đối với những "Phượt thủ" chuyên nghiệp hay đi tour thường xuyên thì đã có loại quần chuyên dụng có những phần bảo vệ đầu gối, cũng như hông eo và an toàn hơn. Bó Gối. Quần bảo hộ có giáp. 5/ Giày. Giày cũng khá phổ biến cho các dân tour hay đi phượt, loại giày như loại giày lính hoặc là cổ cao hoặc chuyên dụng, hoặc là những đôi giày như của lính. Đối với những đôi giày cổ cao, hoặc ngắn hoặc rườm rà, đừng bao giờ nhìn bề ngoài của nó mà đánh giá chê bai theo cách nghĩ của ban. Chính vì những cái rườm rà và rắc rối nó giúp bạn khá tốt và thật sự nhiều trên đường đi đấy. Giúp bạn tránh khỏi đất đá văng lên, giúp bạn không phải bị chấn thương nặng khi gặp phải sự cố. Giày cổ ngắn Speed Biker. Giày cổ cao Puma 1000V2 của Ducati. Giày lính. Giày Sidi cổ cao. 6/ Máy quay phim, chụp hình. Đối với các bạn hay đi tour phượt xa thì đây chính là món mà không thể thiếu cho những chuyến đi dài ngày, thường đa số bây giờ khi đi phượ xa bằng xe máy hay trang bị cho mình camera hành trình để gắn lên xe, lên nón, để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ. Camera hành trình GoPro Hero 3 loại khá phổ biến. Đấy là những gì mà kinh nghiệm sau những năm chinh chiến chặng đường dài của mình và chia sẽ lại cho ae. Các bác các anh chị em nào có thêm biết những gì thì góp ý cho mình và chỉ bảo thêm để mình bổ sung nhé hehe. Àh mình xin bổ sung thêm cái này ạ. Có 1 thứ rất quan trọng mà khi đi phượt bất cứ đâu, hành trình đến nơi nào, và luôn phải mang theo luôn bên mình bất cứ khi nào mình cần đến đó là "TIỀN" ạ (cái này e chém gió chơi chơi thôi nhé hehe đừng ném gạch e, góp vui chút ạ hehe):p:eek::ninja: Nguyễn Hoàng Duy.