1. Biker mới

    Lỗi thường gặp của dân mới chạy xe côn tay

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 30 Tháng mười hai 2019.

    Điều khiển một chiếc xe hai bánh có công suất từ vài chục đến hàng trăm mã lực có khả năng tăng tốc lên 100km/h trong nháy mắt là công việc đầy nguy hiểm, đòi hỏi những bài học và sự luyện tập chăm chỉ, nghiêm túc. Khác với loại xe tay ga hoặc xe số côn tự động phổ thông, việc điều khiển xe côn tay yêu cầu kết hợp nhuần nhuyễn thao tác của cả hai tay và hai chân. Sau đây là 7 lỗi mà các tay lái mới tập chạy xe máy côn tay thường mắc phải.

    Không chú ý biển báo, đèn tín hiệu và các thông tin trên hệ thống giao thông

    Đối với người quen đi xe côn tự động hay scooter, khi mới cầm lái xe côn tay, những đòi hỏi thao tác phức tạp và sự tập trung cao hơn vào chiếc xe khiến họ bối rối. Đó là chưa kể tới tiếng động cơ, phản ứng nhạy bén của xe và cảm giác phấn khích khi tăng tốc rất dễ gây xao nhãng cho người điều khiển. Lúc này, sự tập trung của tay lái mới sẽ dồn hết vào việc điều khiển ga, côn, số, phanh sao cho nhịp nhàng mà không để ý tới bối cảnh giao thông, vì vậy, họ đương nhiên không thể đồng thời "quan tâm thỏa đáng" tới những yếu tố khá "tĩnh" như biển báo, đèn tín hiệu hoặc vạch kẻ trên đường... Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới những va chạm đáng tiếc hoặc tình huống vi phạm luật giao thông của các biker non kinh nghiệm.

    Kiểm soát tay côn chưa chuẩn

    Bóp/nhả côn là thao tác quan trọng khi vận hành một chiếc mô-tô côn tay. Về lý thuyết, điều khiển côn chỉ cần dựa trên nguyên tắc cơ bản "cắt nhanh, nhả từ từ". Tuy nhiên, trên thực tế tham gia giao thông, việc điều khiển côn còn liên quan mật thiết đến cả tay ga, chân phanh, cảm nhận sức kéo, công suất và tốc độ. Đối với người mới chạy xe côn tay, tình huống thường gặp là chết máy do nhả côn quá nhanh hoặc quên cắt côn về số khi xe đang giảm tốc. Hậu quả là xe bị dừng đột ngột giữa đường, rất dễ bị các phương tiện chạy cùng chiều va quệt. Bên cạnh đó, các tay lái mới thường phạm lỗi nhả côn không hết khi xe đã đạt sức kéo và tốc độ ổn định, gây ra hiện tượng xoa côn và cháy lá côn, hỏng hệ thống ly hợp.

    Bám quá sát xe phía trước, thiếu kinh nghiệm an toàn

    Những chiếc mô-tô gọn gàng và mạnh mẽ rất dễ vượt qua các phương tiện cùng chiều chỉ với một cú tăng ga. Lợi thế này thường dẫn đến tình huống người điều khiển mô-tô chạy quá sát xe phía trước để vượt được ngay khi có khoảng trống. Khi đó, lái xe phía trước có thể chưa kịp nhận thấy sự đeo bám của biker, nếu họ đột ngột chuyển hướng hoặc giảm tốc thì khó tránh khỏi tai nạn nghiêm trọng. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, trên mặt đường khô thì khoảng cách với xe phía trước đủ để người lái mô-tô kịp phản xạ là 2-3 giây (tương ứng với 34-50m ở tốc độ 60km/h), hoặc từ 5-6 giây nếu đường ướt. Ngoài ra, tay lái mới còn phải luyện thành thục kỹ năng liên tục quan sát, dự đoán bối cảnh giao thông để xử lý sớm trước các tình huống nguy hiểm.

    Vượt thiếu dứt khoát, song hành trong vị thế nguy hiểm

    Đây là lỗi mà các "bóng hồng" thường phạm phải, họ không đủ tự tin hay nhận thức an toàn để dứt khoát tăng/giảm tốc nhằm tránh xa những chiếc xe chạy cùng chiều. Rất nguy hiểm khi giữ tốc độ đều và chạy quá sát các xe đồng tốc, tệ nhất là song hành với những chiếc ôtô cỡ lớn. Lúc này, chiếc xe máy nhỏ rất dễ rơi vào điểm mù của ôtô và chính nó cũng mù với bối cảnh phía trước, biker cũng có thể bị ngập trong đám bụi hoặc nước bất ngờ xuất hiện trên đường, và đáng sợ hơn là gió xoáy hoặc một "dị vật" văng ra khi xe tải bị xóc mạnh. Đặc biệt là tình huống đánh lái hoặc phanh khẩn cấp của những ôtô chạy cùng chiều rất dễ đẩy biker chạy sát chúng vào chỗ chết.

    Do đó, ý thức và khả năng nhận định tình huống nên vượt nhanh hoặc giảm tốc độ để chạy sau các phương tiện cùng chiều một khoảng an toàn cũng rất cần thiết.
    2banh
    2banh.vn