Ở chủ đề trước chúng ta cũng đã tìm hiểu qua sự khác nhau của trợ lực điện tử và trợ lực cơ, tuy cùng một chức năng là tạo cảm giác tay lái vững chắc ở tốc độ cao cũng như hoạt động của cả 2 loại hình này. Và trong chủ đề hôm nay chúng ta sẽ nói thêm về lịch sử phát triển của trợ lực điện tử. Làm quen với hệ thống trợ lực điện tử. Hệ thống trợ lực điện tử hay còn gọi là hệ thống chống rung điện tử (Electronic Steering Damper) được Honda giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2014 trên chiếc CBR1000RR phiên bản 2014. Honda từng có ý tưởng rằng khi sử dụng mô tô PKL phải đối mặt với vấn đề ùn tắc giao thông hằng ngày, và đòi hỏi tốc độ cao ở những chuyến đi xa hoặc trên đường đua. Vì vậy giúp khách hàng không phải mất thời gian trong việc điều chỉnh các cài đặt của trợ lực thường xuyên. Do đó Honda đã thiết kế hệ thống trợ lực điện tử đầu tiên của chính mình HESD (Honda Electronic Steering Damper) và lần đầu sử dụng trên phiên bản CBR1000RR 2014. Hệ thống trợ lực điện tử đầu tiên của Honda trên CBR1000RR 2014. Bên trong thiết kế của trợ lực điện tử Honda. Công việc của hệ thống trợ lực điện tử sẽ hoạt động song song với ECU của chiếc xe. Bằng cách đánh giá tốc độ của chiếc xe mọi lúc, mọi nơi. Thiết kế của trợ lực điện tử được chia làm 2 phần là trái và phải. Điều đó có nghĩa là khi chiếc xe ở tốc độ cao và trên đường thẳng, ECU sẽ sử lý bơm dầu vào 2 bên của trợ lực đến khi gần đầy, dẫn đến việc tay lái trở nên nặng hơn và khó bẻ lái hơn trước. Mặc khác khi chiếc xe sử dụng ở tốc độ thấp, lượng dầu từ 2 hộp bên trái và phải sẽ được rút ra khiến cho tay lái trở nên nhẹ hơn và dễ bẻ lái hơn. Sơ đồ của trợ lực điện tử ESD. Sau thành công của Honda, các thương hiệu sản xuất xe máy khác đã bắt đầu dần đưa hệ thống trợ lực điện tử (Electronic Steering Damper) vào những chiếc xe của mình. Gần đây nhất là vào năm 2014, thương hiệu kawasaki đã ra mắt bộ trợ lực điện tử AESD( Adaptive Electronic Steering Damper) được phát triển từ sự hợp tác giữa thương hiệu Ohlins và Kawasaki sử dụng cho chiếc Ninja ZX-10R 2014. Mặc dù không mất thời gian điều chỉnh ở mọi chặng đường, nhưng hệ thống trợ lực điện tử cũng có những khuyết điểm hơn so với trợ lực cơ, đó là xử lý chậm hơn đặc biệt là trong đường đua, nơi mà các tay đua cần độ xử lý nhanh chóng ở mọi góc cua và tốc độ cao. Vấn đề này mình đã từng giải thích với anh em ở chủ đề trước (Trợ lực điện và trợ lực cơ, ưu và nhược điểm của từng loại). Trợ lực điện tử AESD( Adaptive Electronic Steering Damper) trên kawasaki ZX-10R. Có thể nói rằng việc tùy chọn sử dụng giữa 2 bộ trợ lực điện từ (Electronic Steering Damper) và trợ lực cơ (Steering Damper), nó còn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân người dùng, bởi không có cái nào là hoàn hảo về mọi mặt. Mong rằng qua chủ đề hôm nay sẽ giúp anh em hiểu hơn về hệ thống này. Mọi đóng góp xin bổ sung ở phần bình luận để hoàn thiện hơn. Mình xin cảm ơn.