1. Không chuyên nghiệp nhưng là chuyên gia tạo nghiệp

    Kinh nghiệm mua xe mô tô đã qua sử dụng

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 8 Tháng năm 2015.

    "Làm sao chọn môtô đã qua sử dụng phù hợp giá cả, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ổn định" đó là câu hỏi thường gặp với những anh em đang có ý định mua lại một chiếc xe mô tô PKL đã qua sử dụng.

    Kinh nghiem mua xe mo to da qua su dung
    Một chiếc môtô đã qua sử dụng - Ảnh: Yahoo Autos

    Dựa trên kinh nghiệm cá nhân của các chuyên gia môtô, Yahoo Autos chia sẻ 12 mẹo nhỏ giúp bạn chọn mua một chiếc môtô đã qua sử dụng

    1. Giữ nguội động cơ khi xem xe

    Hãy yêu cầu người bán đừng khởi động máy và làm nóng động cơ, nó sẽ tạo điều kiện để che dấu một số vấn đề của xe. Một động cơ nguội - lạnh sẽ giúp bạn thấy rõ điểm yếu, kém của chiếc xe, nếu như nó có vấn đề.

    2. Hiểu biết một số bộ phận xe

    Bố phanh, cáp li hợp, dây van tiết lưu, ống bơm, bình xăng con, vòi xả… là những thứ có thể được trang bị lại. Vì vậy chúng ta nên đặc biệt cảnh giác.

    Hầu hết những thứ đó, bạn có thể mua hỗn tạp với giá dưới 100 USD, riêng với lốp xe hoặc các thứ khác, chúng ta chỉ cần bù thêm 500 USD. Bạn nên nắm rõ giá cả của chúng, điều đó giúp bạn rất nhiều trong việc thương lượng giá cả với người bán.

    3. Tôn trọng

    Bạn phải luôn tỏ ra tôn trọng người bán, cũng như chiếc xe của họ. Đừng bao giờ nghĩ rằng gây sức ép với người bán là một chiến lược tốt.Tham khảo giá cả mà họ đề nghị, đưa ra những suy nghĩ của bản thân trong sự vui vẻ, thể hiện cho họ biết hầu bao mà bạn có thể trả.

    Một lời đề nghị chân thành sẽ giúp bạn dễ dàng lấy được cảm tình người bán cũng như tạo thiện cảm để có được giá ưu ái.

    4. Đừng đùa cợt người bán

    Tỏ ra thân thiện, nhưng đừng “trước sau cao thấp”. Đừng lãng phí thời gian của người khác trong lần coi xe, tỏ ra chi tiết từng chút một rồi sau đó kết thúc bằng lời đề nghị nửa giá đưa ra. Và dĩ nhiên, bạn sẽ nhận được câu trả lời không như mong đợi.

    5. Đừng để người bán đùa cợt bạn

    Một kinh nghiệm khá thú vị để chia sẻ với bạn trong việc gặp gỡ những người bán “không rõ ràng” về giấy tờ nguồn gốc của những bộ phận trong chiếc xe.

    Người bán có thể ba hoa về việc thiết kế lại chiếc xe so với nguyên bản đầu tiên, nhưng đó sẽ là vấn đề lớn cho những người sở hữu mới như bạn.

    Dễ dàng nhận biết khi bạn từ chối mua, người bán sẽ đề nghị hạ giá lần nữa. Nhưng khi nhận được câu trả lời từ bạn: “Xin lỗi, tôi không muốn nữa.” Họ sẽ trả lời bạn với thái độ: “Tốt thôi, chúng tôi có rất nhiều người muốn nó.”

    6. Thư giãn và đừng bị áp lực

    Bạn cần phải suy nghĩ kỹ trong việc xem xét sản phẩm, đừng bao giờ bị áp lực bởi việc đốc thúc từ người bán, với câu nói: “Có nhiều người đang chờ để xem nó, nếu bạn không mua, bạn sẽ hối tiếc.”

    7. Hãy xác minh rõ chủ nhân đăng ký xe hiện tại và chắc rằng chiếc xe này không phải là hàng ăn cắp.

    8. Trong cuộc điện thoại đầu tiên với người bán, bạn nên thu thập nhiều thông tin về chiếc xe bạn muốn mua càng nhiều càng tốt. Món tiền bạn trả càng nhiều thì lượng câu hỏi bạn đặt ra cho người bán nó cũng tương đương.

    9. Nếu một chiếc xe trong tình trạng không thể chạy, bạn nên mua nó trừ phi nó thật sự rẻ. Bởi một chiếc xe không chạy được tiềm ẩn nhiều vấn đề quan trọng, mà có thể bạn sẽ hối tiếc nếu như không xem xét kỹ trước khi mua.

    10. Không chỉ riêng về mặt an toàn cá nhân, mà còn mặt tài chính. Nếu bạn nghĩ, bạn phải thay nhiều bộ phận trong chiếc xe đó, bạn nên nghiên cứu kỹ và chắc rằng cái giá người bán đưa ra là phù hợp.

    11. Tìm một người bạn thân, hiểu biết và có kiến thức về xe cùng bạn đến xem là điều vô cùng quan trọng. Lưu ý hãy khao họ một chầu để họ có động lực và trách nhiệm trong việc giúp bạn xem xét chiếc xe.

    12. Nghiên cứu và tham khảm lời khuyên từ các diễn đàn uy tín về xe, cập nhật thông tin mới nhất về các thủ thuật, kinh nghiệm khi chọn mua xe.

    Trong cuộc khảo sát mới nhất về độ tin cậy của các hãng xe môtô trên 12.300 chiếc xe, các nhà nghiên cứu tập trung vào tỉ lệ hư hại của những chiếc xe 4 năm tuổi, được làm mới.

    Dựa trên dữ liệu thu được, ước chừng cứ 5 chiếc là có 1 chiếc phải được sửa chữa lại.

    Các hoá đơn sửa chữa trung bình có giá 6 - 7 triệu đồng cho các bộ phận lẫn công sửa.

    Theo dữ liệu nghiên cứu, trung bình giá sửa chữa cho những chiếc Kawasaki là 5,5 triệu đồng và BMW là 9 triệu đồng, khoảng từ 6 triệu đồng cho những chiếc môtô dual-sport đến 8 triệu đồng cho những chiếc sport tourer.

    Các nhà nghiên cứu đưa ra bảng thống kê sau các lỗi mà các xe gặp phải:

    - Gần khoảng 1/4 là do lỗi hệ thống điện chiếm khoảng 24%.

    - Phụ kiện 19%

    - Phanh 18%

    - Hệ thống nhiên liệu 13%

    - Bộ ly hợp 8%

    - Thân xe, hệ truyền động 6%

    - Bộ truyền động van, hệ thống treo trước 5%

    - Hệ thống làm mát 4%

    Nguồn: tuoitre.vn
    2banh
    2banh.vn