Nhiều người cho rằng việc bật đèn xe máy vào ban ngày có vẻ không hợp lý nhưng theo quy định, các mẫu xe mới phải bật đèn mọi lúc là điều bắt buộc. Mỗi quốc gia / khu vực có các quy định và tiêu chuẩn độ sáng xe tương ứng. Không nên gắn thêm công tắc bật/tắt đèn pha cho xe nhập khẩu Như đã đề cập ở trên, tại nhiều quốc gia / khu vực ở Châu Âu và Đông Nam Á (trừ Việt Nam, Myanmar và Campuchia) đều áp dụng quy định bật đèn chiếu sáng của xe mọi lúc kể cả ban ngày. Điều này nhằm để đảm bảo an toàn khi lái xe trong các điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau. Mặc dù là quốc gia có khí hậu nóng hơn Việt Nam nhưng ở một số nước như Thái Lan ý thức được tác dụng của việc lắp đặt đèn chiếu sáng ban ngày trên tất cả ô tô và xe máy. Không chỉ giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng quan sát đường đi khi chạy xe vào các khu vực khác nhau, mà còn giúp cho người đi bộ hay các phương tiện khác dễ dàng nhận diện được chiếc xe mà bạn đang điều khiển. Đồng thời giúp các xe đi cùng chiều có thể dễ dàng phán đoán các vấn đề như khoảng cách giữa các xe phía sau qua gương chiếu hậu, giúp giữ an toàn và phán đoán tình huống có thể xảy ra trên đường để tránh né và giảm tốc kịp thời. Giúp giảm rủi ro xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Do đó, khi xe nhập khẩu từ Châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan vào Việt Nam. Hệ thống đèn của xe sẽ mặc định ở chế độ luôn bật sáng ngày đêm và không có công tắc điều khiển. Nhiều chủ xe thường nghĩ rằng việc đặt chế độ luôn bật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ắc quy và bộ sạc của xe. Vì thế mà nhiều người đã đến cửa hàng sửa chữa để lắp công tắc điều khiển nhằm có thể bật tắt đèn. Nhưng trên thực tế, đối với các loại xe nhập khẩu hay những dòng xe chính hãng của Honda Việt Nam hiện nay có khả năng chiếu sáng liên tục. Và để đảm bảo nguồn điện có thể đáp ứng độ chiếu sáng liên tục sau khi xe khởi động, các kỹ sư thiết kế xe đã thiết lập một mạch điện phù hợp với nhu cầu sử dụng hệ thống đèn này. Và khi ta thêm một công tắc điều khiển để bật / tắt đèn pha sẽ can thiệp vào quá trình hoạt động của mạch điện ban đầu và tạo ra năng lượng dư thừa, năng lượng này sẽ được sạc lại vào Ắc quy. Gây gián đoạn công việc sạc và ngắt của bộ sạc. Điều này khiến bộ sạc hoạt động liên tục một cách bất ổn dễ rủi ro bị hỏng, dẫn đến nguồn điện dư từ việc tắt đèn sẽ được nạp vào Ắc quy, khiến nó luôn được sạc quá mức quy định. Tình trạng kéo dài, dẫn đến chất lượng Ắc quy không ổn định và tuổi thọ ngắn. Đây là lý do chính khiến các chuyên gia xe máy luôn khuyến cáo không nên lắp công tắc bật / tắt đèn chiếu sáng cho xe nhập khẩu và xe chính hãng của Honda, nên giữ nguyên cài đặt xe nguyên bản của nhà sản xuất. Nguồn: moto7
Lại sai. Bạn nghĩ cái sạc khi có tải và sạc không có tải nó có hiểu được không?. Bạn phân biệt xe sử dụng điện máy và điện bình chưa.
Họ tính toán lượng điện tiêu thụ liên tục đồng thời khi xe bắt đầu nổ máy - đèn pha bật (là bộ phận tiêu thụ điện lớn thứ 2 trên xe sau mô tơ đề) Khi mà tắt đèn đi bắt buộc phải có điều tiết lại(lắp điện trở chẳng hạn)nếu không điện sạc sẽ nhanh chóng làm ắc quy giảm tuổi thọ bởi bị dòng sạc vào cao.
mình không phải thợ sửa chữa xe, nhưng khi lên sạc được các bác ở quán chỉ dậy vậy. ý kiến của mình có gì sai hả bạn. việc "điện dư từ việc tắt đèn sẽ được nạp vào Ắc quy" bạn hiểu vấn đề này như nào.