1. Biker cấp 2

    Không dám ăn cơm thì sắp tới biết ăn gì đây?

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 21 Tháng tư 2015.

    Để “hô biến” gạo bình dân thành gạo thượng hạng nhằm nâng cao giá thành, một số chủ buôn không ngần ngại trộn hương liệu tạo mùi.
    Khong dam an com thi sap toi biet an gi day

    Ảnh minh họa.

    Hương gì cũng có

    Trước thông tin dân buôn gạo sử dụng hương liệu để tạo mùi và kéo dài thời gian bảo quản gạo, phóng viên đã nhập vai để tìm hiểu về hương liệu, chất dẻo tạo mùi cho gạo.

    Trong vai người mua gạo để về bán lẻ, chúng tôi tìm đến một số cửa hàng buôn gạo tìm hiểu. Vừa bước chân vào cửa hàng của chị Lê Thị L. (ở Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội), chúng tôi đã được mời chào như khách quen: “Em lấy gạo hả? Lấy bao nhiêu? Gạo chị buôn là dòng chuẩn, đảm bảo thơm từ lúc còn là hạt gạo đến khi nấu thành cơm”.

    Sau một hồi nói chuyện, khi chúng tôi bày tỏ với chủ buôn về nhu cầu nhập gạo để mở đại lý bán lẻ, cần có thêm một số mánh để làm ăn kiếm chút lời. Bà chủ dù tỏ thái độ đề phòng, nhưng sau đó bày một số mánh khóe thương lái hay dùng làm thơm gạo.

    “Hàng chị chỉ buôn gạo chuẩn, chất lượng đảm bảo, mùi hương của gạo không bị mất đi sau khi nấu thành cơm. Tuy nhiên, chị có nghe tin về một số hương liệu như hương nếp, hương cốm, hương nhài được dùng để tạo mùi cho gạo. Em có thể dùng trộn với tỷ lệ tùy ứng, cho đến khi gạo đạt được mùi hương phảng phất. Nhưng theo kinh nghiệm (!) của chị, chỉ nên nhỏ một giọt hương liệu vào thúng gạo đã tạo mùi lắm rồi”, bà chủ nói.


    Tiếp tục tìm đến một số cửa hàng bán gạo nhỏ trên đường Kim Giang, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự. Chị Ngân, một người buôn gạo trên phố Kim Giang cho hay, hương liệu càng tốt thì tỷ lệ pha với gạo càng đỡ tốn kém, mùi hương giữ được lâu hơn.

    "Hương dứa, hương cốm, hương nhài là dễ pha nhất. Tỷ lệ pha thường 1 lít hương liệu được hơn một tấn gạo". Về nơi bán hương liệu, theo chỉ dẫn của chị Ngân là ở chợ Cầu Diễn hay khu vực phố cổ.

    Nói về nguy cơ độc hại đến người tiêu dùng khi tiếp xúc với hương liệu trôi nổi này, chủ quán thản nhiên: “Nhà tôi tuy không ăn gạo này những ngửi nhiều năm nay vẫn chưa có ai bị bệnh tật. Sử dụng ít thì ít khả năng độc hại hơn”, chủ buôn cho hay.

    Tràn lan hóa chất ướp gạo
    Để tìm hiểu về hương liệu làm thơm gạo, chúng tôi tìm đến một số địa điểm như chợ Hôm, phố Hàng Buồm, chợ Phùng Khoang, chợ Cầu Diễn...

    Tại phố Hàng Buồm, nơi được cho là đầu mối cung ứng các loại hóa chất trôi nổi, hỏi bà chủ một cửa hàng bán hương liệu về loại hóa chất làm thơm và nở gạo, chúng tôi được chỉ lọ hương nếp, hương nhài hay hương dứa, với giá 40.000 đồng một lọ 100 ml. Với lọ này, người mua có thể trộn cả yến gạo.

    Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi sang cửa hàng kế bên. Chủ cửa hàng còn đưa ra một số hương liệu không màu, dùng để tạo mùi đặc trưng như hương lúa, hương cốm, với giá 400.000 đồng/kg, được nhập khẩu từ Thái Lan.

    Khong dam an com thi sap toi biet an gi day - 2
    Tràn lan các hương liệu tạo mùi, chất tạo dẻo, chất bảo quản gạo không rõ nguồn gốc.
    Theo lời chủ hàng, những loại hương liệu này tuy đắt nhưng chỉ cần nhỏ vài giọt là đủ làm thơm cả thúng gạo. Với hương liệu trong can thì cửa hàng bán theo can, không ghi nhãn mác, mỗi can có giá 400.000 đồng. Sau khi pha xong đảm bảo gạo thơm, như gạo nếp, tám thơm. Và khi đó người bán có thể vô tư bán với giá cao ngất ngưởng.

    Theo các thương lái buôn gạo lâu năm, việc nhận biết gạo tẩm hương liệu và không tẩm là điều rất khó. Bởi lẽ, việc trộn gạo với hương liệu diễn ra tương đối công phu. Gạo thường được trộn với tỷ lệ… “khá chuẩn”(!). Và thường những hạt gạo chỉ thơm khi chưa nấu, khi nấu thành cơm sẽ mất mùi, hạt cơm sẽ bị gãy nát.
    Nguồn Pháp Luật Việt Nam
    2banh
    2banh.vn