Nhiều lúc chúng ta cũng cần cập nhật thông tin về các mức phạt và các trường hợp như nào thì bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của xe? Mời các bạn đọc qua bài báo bên dưới đây để có được thông tin chi tiết nhé: Phạt nặng nếu tự ý thay đổi kết cấu xe - Ảnh minh họa Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện tự ý thay đổi kết cấu xe, khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt tới 2 triệu đồng. Việc tự ý thay đổi chắn bùn, thay đĩa thắng, tự ý lắp thêm đèn, thay vị trí lắp biển số... theo quy định của nhà sản xuất đã được Bộ Giao thông vận tải cấp phép là vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 55 – Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu tự ý thay đổi kết cấu xe, khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính như sau: - Điểm a, Khoản 1, Điều 30 – Nghị định 46 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe; - Điểm a,b Khoản 2, Điều 30: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn; b) Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; - Khoản 4, Điều 30 – Nghị Định 46 Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, chủ phương tiện còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của xe theo thiết kế của nhà sản xuất. Nguồn VNMedia / Phương Vũ