Dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Dãy núi Hoàng Liên Sơn gồm ba khối: khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Xi Păng (Fansipan) và khối Pú Luông. Đầu xuân thời tiết ấm áp sẽ là thích hợp nhất cho những chuyến leo núi Hoàng Liên Sơn. Tuyệt vời hơn nữa là vào mùa này, bạn sẽ rất dễ thấy được những biển mây bồng bềnh dưới những đỉnh núi cao. Fansipan: 3.143m Đường leo Fan qua rừng thảo quả Trập trùng mây và núi Rất nhiều người chinh phục Fansipan mỗi năm Để lên đến "nóc nhà" của Đông Dương này có 4 đường leo theo các hướng từ Trạm Tôn, Cát Cát, Sín Chải và Lai Châu. Đường leo Fansipan đã được khai thác du lịch từ lâu, với tuyến đường phổ thông nhất từ Trạm Tôn. Khung cảnh đa dạng và thảm thực vật phong phú khiến cho Fansipan trở thành là điểm du lịch hấp dẫn. Phu Ta Leng: 3.096m Đỉnh Phu Ta Leng thấp thoáng trong mây Phu Ta Leng cũng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn và ở phía tây bắc của đỉnh Fansipan. Giữa hai đỉnh núi này có đèo Hoàng Liên (Ô Quy Hồ) và đường quốc lộ 4D chạy qua, đi từ Lào Cai sang Lai Châu. Đỉnh Phu Ta Leng vô cùng hoang vu, hiểm trở và từ lâu vắng dấu chân người. Gần đây, đường leo núi mới được khai phá và trở thành điểm thu hút dân du lịch khám phá. Phu Si Lung: 3.076m Dãy núi hiểm trở nằm giáp biên giới Phu Si Lung nằm ở tây bắc tỉnh Lai Châu, giữa sông Đà và thượng nguồn sông Nậm Na (phụ lưu tả ngạn sông Đà), gần biên giới Việt – Trung, cách Mường Tè khoảng 28km. Đây cũng là nơi cư trú của tộc người La Hủ, một dân tộc ít người với lối sống du canh du cư. Hiện tại vẫn chưa có nhóm nào chinh phục được đỉnh vì đường đi quá dài và hiểm trở lại nằm ở vùng biên giới phức tạp. Bạch Mộc Lương Tử: 3.040m Đường leo Bạch Mộc giống như lên trời vậy Những đảo núi trên sóng mây trập trùng Ngỡ ngàng với đại dương mây Khối Bạch Mộc Lương Tử với đỉnh cao nhất trên 3.000m và là ranh giới tự nhiên giữa Lai Châu và Lào Cai. Núi mới được khai phá năm 2012 nhưng vẫn còn rất bí ẩn. Núi có 2 đường leo với địa hình đa dạng, hướng leo từ Dền Sung Lai Châu và từ Sàng Ma Sáo, Mường Hum, Lào Cai. Hướng leo từ Lào Cai qua núi Muối cũng là nơi quang đãng và là địa điểm ngắm đại dương mây lý tưởng. Ngũ Chỉ Sơn: Trên 3.000m Ngũ Chỉ Sơn phủ trong tuyết trắng Ngũ Chỉ Sơn trong ráng chiều Ngũ Chỉ Sơn là tên của một dãy núi tọa lạc ở xã Tả Giàng Phình, huyện Bát Xát, (Lào Cai). Ngũ Chỉ Sơn bao gồm 5 ngọn núi chính như bàn tay khổng lồ vươn lên trời xanh, chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Tên dãy núi Ngũ Chỉ Sơn còn được đặt tên cho một đường phố chính ở thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Theo nhiều người thì đây là ngọn núi đẹp nhất vùng Tây Bắc với khung cảnh hoang sơ và hình thù độc đáo. Phu Song Sung (Tà Chí Nhù): 2.971m Đường lên đỉnh Tà Chí Nhù qua nhiều đồi cỏ Đây cũng là nơi săn biển mây ưa thích với nhiều dân du lịch Những thảo nguyên cỏ với những đàn ngựa thả hoang dã Tà Chí Nhù hay còn gọi là Phu Song Sung là ngọn núi thuộc khối Pú Luông nằm trên địa bàn xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu và cách Nghĩa Lộ chừng 30km. Núi với địa hình thoải, không quá khó leo và khi lên cao có những đồi cỏ trải dài, nhìn từ xa dãy núi như sống lưng ngựa vậy. Những đàn ngựa được nuôi hoang dã khiến cho nơi đây như thảo nguyên của dân du mục vậy. Ngoài ra đây cũng là nơi có những biển mây đươc nhiều dân duc lịch săn đón, khám phá. Tà Xùa: 2.865m Đường lên núi Tà Xùa Khung cảnh đa dạng với những đồi cỏ hoa và rừng nguyên sinh Những dãy núi đỉnh nôi đỉnh được ví như sống lưng khủng long Đường lên dãy Tà Xùa bắt đầu từ bản Tà Xùa (xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái). Dãy Tà Xùa là ranh giới tự nhiên giữa Yên Bái và Sơn La, với ba đỉnh hợp thành một kỳ quan vô cùng hùng vĩ. Những dãy núi với đỉnh nối đỉnh, chênh vênh và kỳ vĩ được ví như sống lưng khủng long bạo chúa vậy. Địa hình núi leo rất dốc và trải qua nhiều dạng địa hình phong phú.