Thời gian làm nhiều thứ bị lu mờ và biến mất, nhưng lại tăng thêm sự quyến rũ, giá trị lịch sử cho những công trình. Mang vẻ đẹp độc đáo, lộng lẫy một thời, các kiến trúc như nhà hát lớn thành phố, UBND thành phố, nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố… vẫn đậm hơi thở của "hồn Sài Gòn". Chỉ có người yêu Sài Gòn mới nhận ra nét đẹp xưa còn mãi trong kiến trúc, con đường, nếp sống…Sài Gòn năng động và vun vút đi. Ít người có thời gian và chịu bỏ công sức để cảm nhận Sài Gòn một cách trọn vẹn từ quá khứ đến hiện tại, qua những thứ “ngày nào cũng thấy”. Nhà thờ Đức Bà được xây bằng những viên gạch làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát và mang màu đỏ đặc trưng Chợ Bến Thành - biểu tượng của Sài Gòn, có trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Cho đến nay, kiến trúc của chợ gần như vẫn nguyên vẹn Bến đò Thủ Thiêm nay chỉ còn trong các bức hình và trí nhớ của những người dân khu vực xung quanh Bưu điện thành phố ngày xưa không đông khách du lịch mà nhộn nhịp người đến vì công việc Khách sạn Intercontinental Từng công trình cũng có câu chuyện của riêng mình với những biến cố thăng trầm theo sự phát triển của thành phố. Ví như tiệm cà phê - bánh ngọt Givral ở ngay góc đường Lê Lợi và phố Đồng Khởi. Givral Sài Gòn, chẳng có lấy một cái hồ tự nhiên với liễu rủ, bóng cây tỏa mát. Nhưng Sài Gòn có hồ Con Rùa mang dáng vẻ hiện đại, hình khối hợp tuyệt vời với phong cách năng động của thành phố này. Bao năm qua nó vẫn hòa với nhịp thành phố, chẳng bị lệch tông chút nào. Hồ Con Rùa với kiến trúc hòa hợp với phong cách của thành phố Đường Sài Gòn xưa, vẫn những hàng cây thẳng tắp nhưng vắng vẻ và thoáng đãng hơn bây giờ. Có lẽ vì thế nên cho người ta có cái cảm giác người Sài Gòn trước hình như thơ hơn, mộng hơn. Những con đường thoáng đãng, rộng rãi hơn của hiện tại vì lượng xe và người còn hạn chế Sài Gòn ngày xưa cũng ngập tràn xe máy, xe đạp và ô tô. Tuy nhiên, những chiếc Mobylette, Vélosolex, Vespa, Lambretta, Honda... khiến cho Sài Gòn xưa mang nét đẹp cổ điển, thanh tao. Sài Gòn xưa với các dòng xe thế này là niềm mơ ước của dân chơi xe bây giờ Bên cạnh đó, xích lô, xe lam, xe buýt góp phần làm Sài Gòn xưa thêm gần Sài Gòn nay. Hẳn những người từng nghe tiếng nổ giòn tan của xe lam nhớ lắm cái mùi khói phả vào mặt khi vô tình đứng sau xe. Có khó chịu đấy, có nhăn mặt đấy nhưng nó lại là kỷ niệm khó phai. Xích lô, xe buýt khiến Sài Gòn xưa gần hơn với Sài Gòn nay Và xe lam với tiếng nổ giòn Nói đến Sài Gòn dịp tết, người ta nghĩ ngay đến đường hoa Nguyễn Huệ. Theo lời kể, kênh đào Charner nối liền với sông Sài Gòn được người Pháp lấp đi, hình thành đại lộ Charner, sau đổi tên thành đường Nguyễn Huệ. Mỗi dịp tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về bến gần đó được tập kết trải dài trên con đường này, khiến nó thành nơi buôn bán sầm uất, nhộn nhịp người chơi hoa, du xuân và tham quan. Dù không mua bán như trước đây, nhưng đường Nguyễn Huệ cũng là một nét rất riêng được lưu giữ lại của thành phố. Đường Nguyễn Huệ xưa nhộn nhịp bán mua và người vãn cảnh mỗi dịp tết Không chỉ bây giờ mà trước đây, phim ảnh là một thú vui của nhiều tầng lớp người dân sống ở Sài Gòn. Do đó, các rạp cũng mọc lên như nấm với đủ dạng kiểu và giá thành khác nhau. Thậm chí có rạp mang gu riêng, không chiếu phim Trung Quốc mà chỉ hướng đến quảng bá phim đạt giải lớn với những diễn viên tài tử nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Còn các rạp như Eden hay Rex giá vé cao, chỉ thích hợp cho "con nhà giàu" hay những người có điều kiện kinh tế dư giả. Còn các rạp bình dân như Văn Cầm, Kinh Thành, Casino Đakao… thì “mềm” hơn, là điểm tới lui thường xuyên của học trò. Ngoài ra, còn vô số các rạp khác chứng kiến sự đổi thay một thời kỳ của điện ảnh như rạp Cầu Bông, Đại Nam, Cathay, Nguyễn Văn Hảo… Bảng quảng cáo phim của rạp Eden, một trong những rạp chiếu bóng có thâm niên nhất ở Sài Gòn. Mặt trước bên đường Tự Do không có chỗ cho bảng quảng cáo lớn nên họ đặt ở mặt sau bên Nguyễn Huệ. Rạp Eden hoạt động từ thời Pháp thuộc cho đến tận năm 1975 Người Sài Gòn yêu điện ảnh từ xưa, các rạp chiếu bóng thời đó lúc nào cũng đông người đi xemTrong chợ Sài Gòn, các gánh hàng rong, xe đẩy dường như vẫn thế bao năm qua, khiến đất này mang dư vị khó quên trong lòng người đến và dời đi. Vẫn những món hàng thường ngày, từ trái cây, đồ khô, đồ ăn… cảnh mua bán tấp nập nhưng gánh hàng rong, xe đẩy dường như nhẹ nhàng và thong dong hơn. Chợ và hàng rong là điều không thể thiếu khi nhắc đến Sài Gòn. Thậm chí, có những khu chợ mang danh tiếng của tính cách Sài Gòn như chợ Dân Sinh, chợ Bà Chiểu… Xe đẩy ngày xưa cũng bán những mặt hàng như bây giờ nhưng hình như mang dáng vẻ thong dong, nhẹ nhàng hơn Sài Gòn luôn tận tình trong các dịch vụ đi kèm, tiệm hoa giao tận nơi này là một thí dụ Cuộc sống của người Sài Gòn xưa cũng như Sài Gòn nay phóng khoáng và niềm nở Sài Gòn xưa còn các cuộc thi nữ công gia chánh nhân ngày lễ như thêu, nấu ăn, viết văn… Cảnh đánh cờ của các anh, các chú, các bác vẫn là điều quen thuộc của Sài Gòn Sài Gòn khiến người ta phải nhớ mãi nó như câu hát tươi vui: “Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca. Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa. Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!” Nguồn: ihay.thanhnien