1. Biker cấp 3

    Hiểu thế nào về đèn Passing

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 4 Tháng chín 2013.

    Nháy đèn pha ở các nước phát triển là báo hiệu nhường đường cho xe phía trước nhưng ở Việt Nam thì ngược lại.

    Hieu the nao ve den Passing
    Nút đèn passing trên cùm tay trái

    Đèn chiếu sáng thông thường có 2 chế độ: Đèn cốt – chiếu sáng gần và đèn pha – chiếu sáng xa.
    Bỏ qua cách sử dụng 2 loại đèn này cho mục đích chiếu sáng (đã được học ngay từ khi bắt đầu lái xe), ở bài viết này Autopro muốn đưa các bạn cái nhìn tổng quát hơn về việc sử dụng đèn pha để xin đường (passing) và sử dụng đèn pha trong trường hợp nhường (xin nhường).

    Đèn pha dùng để vượt (Passing)

    Sử dụng còi xe ở Việt Nam được coi như là tất yếu. Với tình trạng giao thông hiện nay thì nếu không dùng còi khó có thể xin vượt được. Tuy nhiên, với những chiếc xe ô tô cách âm tốt, thì còi rất khó nghe và dễ bị lẫn. Khi đó, đèn Passing là phương án hiệu quả nhất. Trên một số xe máy đời mới hiện nay, nhà sản xuất cũng đã tinh ý đưa nút Passing vào công tắc chỉnh đèn pha cốt. Khi đèn Passing lóe sáng ở gương hậu ô tô, người lái ô tô sẽ nhanh chóng nhận ra có xe đang xin vượt.
    Hieu the nao ve den Passing - 2
    Đèn pha vừa chiếu sáng vừa dùng làm đèn passing
    Ngoài chức năng chiếu xa, đèn pha còn để xin vượt...

    Ở một số nước phát triển mà tôi đã được kiểm nghiệm: Đức, Hà Lan, Pháp… thì người tham gia giao thông hầu như chỉ sử dụng đèn để vượt. Thậm chí, khi đi trên đường quốc lộ, chỉ cần đi với tốc độ cao hơn xe đằng trước và bật xi nhan trái, lập tức xe đằng trước sẽ biết ý chuyển làn để nhường đường cho xe phía sau vượt.

    Đèn pha nhường đường (xin nhường)

    Nếu là một người tham gia giao thông, chắc chắn bạn đã từng gặp trường hợp: Đi vào đường hẹp có vật cả phía trước, xe đi ngược chiều nháy pha về phía bạn.

    Ở một số nước Châu Âu mà tôi đã từng được biết thì họ đều có một quy ước chung: Khi một xe nháy đèn pha có nghĩa là người nháy đèn có ý nhường đường cho xe khác. Ví dụ trong trường hợp đường hẹp và 2 xe đều gặp vật cản ở giữa, xe nào nháy đèn pha sẽ là xe đứng nhường cho xe còn lại đi qua.
    Ở Việt Nam thì ngược lại, một phần do không trường đào tạo lái xe nào dạy về phương pháp sử dụng đèn pha nhường và xin nhường, một phần do tinh thần giao thông mạnh ai nấy đi. Vì thế quy ước về đèn pha của chúng ta có thể hiểu là xin đi trước. Trong trường hợp trên, khi một xe nháy pha liên tục là xe đó có ý muốn xin nhường đường để đi qua trước.

    Trong trường hợp cả 2 xe đều nháy đèn xin đường thì người lái cần chủ động quyết định nên vượt hay nhường căn cứ vào những yếu tố sau:

    - Vật cản trên đường nằm ở phía bên kia hay bên mình, nếu vật cản nằm ở bên mình nhiều hơn thì nên nhường xe đối diện

    - Nếu vật cản nằm ở giữa, thì chú ý khoảng cách 2 xe với vật cản, xe xa hơn sẽ nhường cho xe gần hơn

    - Phương tiện lưu thông: Quan sát nếu thấy bên đối diện có quá đông các phương tiện lưu thông bị tắc nghẽn thì có thể nhường đường cho bên kia tránh tắc cục bộ.

    Bên cạnh đó, đèn pha xin nhường còn được dùng ở các trường hợp:

    - Đường lưu thông khó khăn, đường nhỏ giao cắt có xe muốn đi ra, nếu xe ở đường to (đường ưu tiên) muốn nhường, có thể dừng, nháy đèn ra hiệu cho xe ở đường nhỏ rẽ ra ngoài.

    - Tương tự ở ngã tư khi có xe muốn rẽ trái cắt ngang đoàn xe đi thẳng, xe ở trục thẳng nếu muốn nhường có thể nháy đèn báo hiệu cho xe rẽ di chuyển

    Như vậy, nếu hiểu đúng và sử dụng đúng đèn pha trong tình huống nhường và xin nhường. Lái xe có thể tiết kiệm được thời gian hơn, tham gia giao thông văn minh hơn và đặc biệt giảm thiểu các va chạm đáng tiếc khi mạnh ai người nấy lấn như hiện nay.
    ST: Belang
    2banh
    2banh.vn