Hệ thống chống bó cứng phanh ABS dựa trên thói quen phanh gấp của người sử dụng xe máy và xe môtô PKL. Hệ thống này tỏa ra hiệu quả khi thói quen bóp phanh gấp theo phản xạ tự nhiên của con người. Theo phản xạ tự nhiên của con người khi lái xe gặp chướng ngại vật bất ngờ thường bóp (đạp) phanh gấp, dẫn tới phanh bị bó cứng tạo nên đường trượt dài trên xe máy và môtô. Nhất là trên xe máy và môtô PKN đều có 1 phanh đĩa trước ở 1 bên, khi phanh gấp sẽ dẫn tới tình trạng "xéo" tay lái dẫn tới tình trạng "té ngã" liền ngay lập tức. Trên môtô PKL tình trạng này được khắc phục bởi 2 phanh đĩa phía trước 2 bên, khi phanh gấp chỉ dẫn tới trượt bánh chứ không dẫn "xéo" tay lái, vì 2 bên tay lái đã đồng đều lực quăng, nhưng tình trạng trượt bánh vẫn xảy ra. Do đó, hệ thống ABS ra đời nhằm khắc phục tình trạng trượt bánh này. Khi có chướng ngại vật, người lái xe sẽ bóp (đạp) gấp, lúc này ABS phát huy tác dụng sẽ tự động làm động tác "nhấp...nhả..." đĩa phanh, tính toán số lần trượt để bánh quay tròn đều và từ từ. Thấy rất rõ là khi phanh gấp, bên đĩa sẽ dừng lại trước bên không có phanh đĩa, như vậy sẽ dẫn tới tay lái bị "quăng" mà người lái không kiểm soát được. Nhưng khi có ABS hệ thống ECU tính toán trọng tâm lẫn cân bằng cho tay lái. Hy vọng, nhà nước tại Việt Nam quan tâm hơn về tính mạng lẫn sự an toàn cho người sử dụng nên ra luật "Phải có hệ thống phanh ABS cho tất cả các loại xe từ xe máy phổ thông đến môtô PKL". Như vậy cũng làm giảm tình trạng tai nạn giao thông tại Việt Nam. Mời các bạn xem Clip hệ thống ABS trên xe máy, môtô PKN lẫn PKL trên điều kiện đường khô lẫn đường ướt nhé: Hệ thống ABS trên môtô PKN. Hệ thống ABS trên môtô PKL. Nguồn: youtube.
Hôm bữa 1 anh chơi PKL cũng chia sẻ mặt hạn chế, khi cần phanh gắp quá nhưng xe vẫn lao tới và hốt... :(