1. Biker cấp 2

    hãy làm theo cách đơn giản để không bị mất xe

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 27 Tháng chín 2013.

    Không giống như một số loại ổ khóa từ chuyên dụng thường yêu cầu những đời xe cao cấp với điện áp cao để lắp đặt và duy trì, loại còi báo động mà Autopro nói đến trong bài viết này khá đơn giản. Người sử dụng có thể dễ dàng lắp đặt trên mọi loại xe máy từ xe số phổ thông như Wave, Dream... cho đến cả xe tay ga cao cấp như Honda SH, Vespa LX...
    Với ưu điểm giá rẻ, đảm bảo tính bất ngờ với kẻ gian, vị trí lắp đặt kín đáo, đấu nối trực tiếp và luôn ở chế độ chờ không tải điện nên biện pháp chống trộm này khá được nhiều người ưa chuộng. Nhược điểm duy nhất của loại khóa này là người lái sẽ phải bật tắt chế độ bảo vệ bằng công tắc cơ. Và hệ thống báo động sẽ chỉ hoạt động khi kẻ gian kích hoạt chìa khóa điện. Chính điều này lại giúp hệ thống an toàn hơn, không lo chập điện gây cháy nổ.
    Với hệ thống còi lắp lắp bên trong và một vài tiểu xảo với hệ thống điện, ngay cả khi kẻ gian có mở được các loại khóa trên xe bạn thì tiếng còi hú sẽ không ngừng kêu và công tắc đề của xe cũng không thể hoạt động. Điều này có thể khiến cho kẻ gian bị bất ngờ và gây sự chú ý tới những người xung quanh.
    Hãy cùng tìm hiểu quá trình lắp đặt hệ thống báo động đơn giản này cho xe máy:
    hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe
    Tháo vỏ xe để có thể tiến hành tháo lắp hệ thống dây điện. hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 2
    Sử dụng dây điện loại tốt để đấu nối cho hệ thống. hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 3
    Công tắc cơ để bật tắt hệ thống báo động. hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 4
    Hàn các đầu dây vào công tắc để có thể bật tắt các chi tiết như nguồn, còi hú, dây mát... hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 5
    Sử dụng băng dính cách điện để tách các đường dây, đồng thời chống chập điện. hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 6
    Tiến hành đấu nối dây từ công tắc vào các vị trí như mô-bin ngắt nổ, dây sau ổ khóa, còi hú... hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 7
    Chọn vị trí đặt công tắc và bắt đầu khoan tạo lỗ lắp công tắc. Người lái xe có thể thoải mái lựa chọn vị trí đặt công tắc sao cho càng khó với tới càng tốt. Đối với các xe ga có cốp xe trước, người lái xe cũng có thể lắp công tắc tại đó. hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 8
    Lỗ lắp công tắc sau khi khoan xong. hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 9
    Chiếc xe trong bài viết được lắp đặt công tắc ở đáy cốp xe, đây là vị trí khá khuất, kẻ gian sẽ khó lòng tìm thấy hoặc thò tay vào tắt công tắc. hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 10
    Còi báo động được sử dụng để lắp trên xe. Người lái xe có thể chọn loại còi đắt tiền hơn nếu muốn bảo đảm độ bền, chất lượng và an toàn. hay lam theo cach don gian de khong bi mat xe - 11
    Hệ thống dây điện đấu nối mới (màu đỏ) và còi báo động sau khi được lắp vào xe.
    Như vậy, bên cạnh các loại khóa mà bạn trang bị cho xe, hệ thống báo động này sẽ giúp các bạn thêm phần yên tâm hơn cho sự an toàn của chiếc xe. Theo anh Minh, thợ sửa xe tại 146 phố Huế, hệ thống tuy đơn giản nhưng nếu không khéo lắp đặt có thể khiến chập hệ thống điện của xe hoặc tuột dây và rơi còi báo động. Đặc biệt, với những chiếc xe cao cấp sử dụng phun xăng điện tử thì rất cần sự chính xác khi lắp đặt hệ thống này.

    Vietbao.vn (Theo Autopro)
    2banh
    2banh.vn