Bạc Liêu là sứ sở của rất nhiều dịch vụ du lịch mới mẻ và hấp dẫn, với bầu không khí trong lành pha chút hơi nắng của cát trắng cho bạn cảm giác lạ lẩm và không thể bỏ qua. Bạn sẽ được đi trên những bãi cát trắng mênh mông, chiêm ngưỡng núi non trùng điệp, bạt ngàn tràm, đước…Nhưng trước tiên bạn hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu cơ bản để bạn không khỏi bở ngỡ khi bắt đầu chuyến đi của mình nhé! Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt lịch sử, vùng đất mang tên “Bạc Liêu” mới hình thành trên 200 năm. Bạc Liêu không giống như các tỉnh miền Trung, miền Bắc, đa số dân cư ở đây đều là dân “xiêu tán”, nghèo khổ phải tha phương cầu thực tới đây. Nơi đây người Kinh, Khơ – me và người Hoa sinh sống xen kẽ nhau. Phong cách ứng xử của người dân nơi đây mang tính nông thôn dân dã, chất phát và bộc trực. Do dân sống ở Bạc Liêu chủ yếu là người Kinh, Hoa, Khơ – me nên nơi đây chịu ảnh hưởng của 3 dòng văn hóa: văn hóa Kinh, văn hóa Khơ – me và văn hóa người Hoa. Hàng năm ở đây có rất nhiều lễ hội: người Kinh có lễ hội cúng đình, thời thần hoàng bổn cảnh có công với triều đình nhà Nguyễn, đại lễ Kỳ Yên (hay còn gọi là lễ thượng điền) vào tháng 5 âm lịch, lễ thắp miếu (hay còn gọi là lễ hạ điền) vào giữa tháng 12 âm lịch. Đồng bào Khơ – me có các lễ hội như: lễ hội vào năm mới (Chol-Chnam Thmây) vào tháng 4 âm lịch, lễ hội chào mặt trăng (Oóc-Om-Boóc) vào rằm tháng 10 âm lịch, lễ hội Đôn-ta xóa tội vong nhân,.. 1. Bạn nên đến thăm Bạc Liêu vào những thời điểm nào? Thời tiết tại Bạc Liêu có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô hay còn gọi là mùa nắng, thường bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11. Nhiệt độ trung bình năm là 28, 5 độ C. Mỗi mùa ở Bạc Liêu đều mang vẻ đẹp riêng, vì vậy bạn có thể tới đây vào bất kỳ thời điểm nào. Theo kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu lần đầu, bạn nên đến đây vào khoảng rằm tháng 10. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội Ok Om Bok – một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer tại đây. Còn nếu muốn thưởng thức hoa thơm trái ngọt miền Tây, thì bạn nên đến vào giữa mùa mưa. 2. Đến Bạc Liêu bằng phương tiện gì? – Đi ô tô khách Tại Sài Gòn, du khách có thể tới bến xe miền Tây để mua vé hoặc đón các nhà xe chạy tuyến Sài Gòn – Bạc Liêu như Mai Linh (0839 29 29 29), Phương Trang (08 38 309 309)…hoặc xe chạy tuyến Sài Gòn – Cà Mau như Kim Yến (0915.756.777 – 0913.783.862), Tuấn Hưng (08 39.63.63.63), Hoàng Xuân (08.3833.7101- 08.3751.0281)…để đến Bạc Liêu. Quãng đường từ Sài Gòn – Bạc Liêu kéo dài khoảng 280km, đi mất 6 tiếng và có giá vé là 150.000 – 200.000 đồng tùy nhà xe. Cho nên kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu là du khách nên đi xe đêm để tiết kiệm sức lực, thời gian và tiền bạc du lịch Bạc Liêu (xe đêm thường rẻ hơn xe ngày) – Đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân tự túc Lộ trình từ Sài Gòn tới Bạc Liêu: Sài Gòn – cầu Mỹ Thuận – phà Hậu Giang – nhà công tử Bạc Liêu (chạy thẳng). Hãy nhớ mang đầy đủ giấy tờ cá nhân và các loại giấy tờ xe, đồng thời tuân thủ luật giao thông nhé. Đặc biệt, nếu bạn di chuyển từ các tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung thì cần mang theo xăng dự phòng và dụng cụ sửa xe cơ bản nữa nhé. Phương tiện đi chuyển ở Bạc Liêu Taxi: Mai Linh (0781 6250666) hoặc Bạc Liêu (0781 392292). Xe máy: Nếu bạn đang cần phương tiện đi lại nhanh chóng và dể dàng bạn có thể thuê xe máy bạc Liêu ở tại khách sạn mà bạn đang ở, giá cho dịch vụ này là 150.000 đồng/ngày. Xe ôm: Với những chú xe ôm vui tính sẽ chở bạn đi bất cứ nơi đâu bạn muốn trong TP.Bạc Liêu, đồng thời cũng là hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho bạn nếu bạn không biết đường. 3. Nên dừng chân tại điểm nào tại Bạc Liêu? Du khách sẽ chỉ mất khoảng 80.000- 200.000 đồng với một số khách sạn ở đường Lý Tự Trọng (TP. Bạc Liêu) hay khách sạn Hoàng Cung. Còn nếu muốn thử làm "đại gia", bạn có thể chọn khách sạn Bạc Liêu hay khách sạn công tử Bạc Liêu (nhà của công tử Bạc Liêu) với giá từ 16 – 30 USD/ đêm. 4. Tham quan du lịch Bạc Liêu Nhà công tử Bạc Liêu Nơi đây được xem là một trong những địa điểm mà mọi du khách khi du lịch Bạc Liêu đều muốn được đến thăm. Không chỉ có cơ hội tham quan, tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của dinh thự nổi tiếng nhất tại Bạc Liêu này, bạn còn được nghe kể về cuộc đời của công tử giàu có nhất tại miền Nam thời bấy giờ. Vườn chim Bạc Liêu Đến Vườn Chim, bạn như lạc vào một thế giới rộn ràng của âm thanh với hàng trăm cung giọng của các loài chim khác nhau. Đặc biệt vào tờ mờ sáng khi mặt trời còn lấp ló trên biển, du khách đến đây sẽ kinh ngạc trước các pha biểu diễn ở trảng nước lớn phía sau vườn chim: từng đàn chim theo đội hình thả mình từ trên cao sà xuống mặt nước rồi lại vỗ cánh bay vút lên không trung trong những động thái được lặp đi lặp lại nhiều lần như thể chúng đang tập thể dục buổi sáng, khiến ai đã một lần chứng kiến đều cảm thấy thật ấn tượng, khó quên… Chùa Xiêm Cán Được xây dựng vào thế kỉ 19, chùa Xiêm Cán nằm trên khuôn viên rộng 50.000m2 là ngôi chùa đặc trưng của người Khmer ở Bạc Liêu. Trong chuyến du lịch Bạc Liêu, từ quốc lộ, sau khi đi xuyên qua một hàng cây xanh mát, bạn sẽ ngỡ ngàng trước những hoa văn, họa tiết và những đường nét điêu khắc, chạm trổ độc đáo của ngôi chùa này. Phật Bà Nam Hải Được xây dựng năm 1973, thuộc phường Nhà Mát của thành phố Phật Bà Nam Hải được xem là công trình kiến trúc, văn hóa, tâm linh nổi bật. Đặc điểm thu hút du khách là tượng Phật Bà cao 11m hướng về biển Đông để phù hộ và che chở ngư dân đang mưu sinh ngoài biển khơi. Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu nằm tại phường 2 của TP.Bạc Liêu, nơi an nghỉ cuối cùng của tác giả bài Dạ Cổ Hoài Lang nổi tiếng Nam Bộ. Tới đây du khách được nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của ông, quá trình phát triển nghệ thuật từ bản Dạ Cổ. Du khách còn có dịp tham quan miễn phí các phòng trưng bày hình ảnh về trang phục, nhạc cụ, mô hình sáp về đờn ca tài tử... Năm 1997 khu lưu niệm được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Vườn nhãn trăm tuổi Với những gốc nhãn khổng lồ được trồng trải dài hàng chục km, đây là một địa điểm dã ngoại, cắm trại tuyệt vời cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể thả mình trong những ngôi nhà trên biển, vừa nhấm nháp hải sản, vừa hít căng lồng ngực những làn gió biển mát rượi ở nhà Mát; ngắm bức tranh thanh bình của từng đàn chim bay về tổ trong ánh nắng cuối ngày tại sân chim Bạc Liêu hay vườn cò Tân Long; tham quan rừng đước, rừng tràm, nhà thờ Tắc sậy (trên đường xuống Cà Mau), đồng hồ cổ,.. 5. Ăn gì khi du lịch Bạc Liêu? Nếu có dịp đến tham quan Bạc Liêu – một vùng đất nổi tiếng với giai thoại về Bạch Công Tử, nơi nghệ sĩ Cao Văn Lầu đã khai sinh bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, du khách đừng quên thưởng thức các món ngon dân dã xứ này như: bánh củ cải, bánh tằm, ba khía Bạc Liêu, cốn xại (cải muối), xá bấu (củ cải muối), bún bò cay… hay các món chim ở sân chim Bạc Liêu, hoặc các món cá vào mùa nước nổi… chắc chắn bạn ấn tượng bởi hương vị đặc trưng, nét ẩm thực độc đáo của vùng đất phương Nam này. Quà mang về Đặc sản dưa bồn bồn, mắm ba khía, nhãn… là những món quà ẩm thực vô cùng đặc trưng của mảnh đất Bạc Liêu để du khách tặng cho người thân, bạn bè mình. Ngoài ra, du khách có thể chọn cho mình các loại sách giai thoại về Công tử Bạc Liêu, đĩa CD cải lương, vọng cổ... 6. Những lưu ý khi du lịch Bạc Liêu – Bạn nên hỏi giá trước khi mua sắm hay sử dụng dịch vụ ở Bạc Liêu – Bạn nên mặc và mang theo quần áo đơn giản, gọn nhẹ. Mang theo đồ bơi nếu có ý định tắm biển. – Hãy mang theo áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng nếu có ý định tham quan rừng. – Mang theo băng dán y tế, dầu gió, thuốc đau bụng phòng trường hợp cần phải dùng. – Đặc biệt đối với những vùng có nhiều ao hồ, sông nước… du khách cần tuyệt đối cẩn thận khi đi qua cầu Với những kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu mà Atdanang.com đã chia sẻ trong bài viết này, hi vọng bạn sẽ có một hành trình thật vui vẻ và an toàn cùng bạn bè!