1. Biker bán chuyên

    Đổi giấy phép lái xe mẫu mới nhiều "cò" hồ sơ lộng hành

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 21 Tháng mười 2014.

    Vài tháng trở lại đây, lượng người đến đổi giấy phép lái xe (GPLX) sang mẫu mới bằng vật liệu PET (polyethylene terephthalate) tại Sở Giao thông - vận tải (GTVT) tăng đột biến. Bên trong điểm cấp đổi, nhiều người phải mệt mỏi chờ chực mất thời gian, còn ở ngoài thì đội ngũ “nhận làm hồ sơ hoạt động nhộn nhịp.

    Dù hồ sơ xin cấp đổi GPLX được phát miễn phí nhưng ít ai sử dụng, mà họ trực tiếp đến liên hệ với “cò” để được làm trọn gói, nhanh gọn.

    Doi giay phep lai xe mau moi nhieu co ho so long hanh
    “Bây giờ hơn 11 giờ rồi, chị làm có kịp không?” - chúng tôi thắc mắc.

    45 phút xong bộ hồ sơ

    Theo quy định, hồ sơ xin cấp đổi GPLX bao gồm: đơn đề nghị xin đổi, cấp lại GPLX theo mẫu; giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; bản sao có công chứng GPLX, chứng minh nhân dân… Nhưng khi qua tay “cò”, người dân chỉ cần bỏ ra 200 ngàn đồng và ngồi đợi khoảng 45 phút sẽ có ngay bộ hồ sơ đầy đủ.

    “Cò” Khánh (áo trắng) kiểm tra lại thông tin của khách hàng.

    Ngày 17-10, chúng tôi đến Sở GTVT làm thủ tục xin đổi GPLX hạng B2. Vừa vào đến cổng, một nhân viên giữ xe tại đây tìm đến bắt chuyện: “Anh đổi bằng lái phải không? Loại nào, đưa đây tôi chỉ chỗ làm cho”. Nói xong, người này chỉ tay bảo chúng tôi đi về hướng quán nước đang có đông người tập trung thành nhóm.

    Thấy chúng tôi, một phụ nữ tên Vân nhanh nhảu đến mồi chài: “Giá trọn gói cho bộ hồ sơ là 200 ngàn đồng, chỉ trong vòng 45 phút là có, không xong không lấy tiền. Em bao luôn cho anh việc đổi bằng A1”.

    “Cò” Vân liền phán: “Em cam đoan khoảng 12 giờ anh quay lại là có và cũng không cần đến bệnh viện khám sức khỏe đâu”. Nói xong, người này đề nghị chúng tôi đưa 2 tấm ảnh 3x4, bản sao chứng minh nhân dân và GPLX; không cần phải viết tờ khai vì đã có “bộ phận” của họ lo.

    Lúc này, một người đi đổi GPLX đứng cạnh chúng tôi tỏ vẻ chần chừ, lo rằng giấy khám sức khỏe của “cò” Vân đưa ra không đảm bảo yêu cầu. Ngay lập tức, “cò” Khánh đứng gần đó lên tiếng trấn an: “Đơn vị phòng khám làm giấy cho những người đi đổi GPLX ở đây nằm trong số 43 địa chỉ mà Sở GTVT đưa ra, có dấu mộc đỏ chứng nhận hẳn hoi. Mỗi ngày, rất nhiều người nhờ tôi làm mà qua hết đó”.

    Để chứng minh lời mình nói, “cò” Khánh đưa ra một tờ giấy khám sức khỏe của Công ty TNHH phòng khám đa khoa An Bình Nasa đã được đóng dấu và ký tên của giám đốc, đồng thời đọc số điện thoại của anh ta và hẹn chúng tôi khi nào xong thì quay lại lấy giấy. Đúng như lời hứa, 45 phút sau “cò” Khánh mang bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bên trong có giấy khám chứng nhận là sức khỏe bình thường đưa cho chúng tôi.

    Ngày hôm sau (18-10), tại Phòng tiếp nhận hồ sơ đổi GPLX khá đông người đến làm thủ tục. Ai cũng tranh thủ thời gian của buổi sáng ngày thứ bảy để hoàn tất hồ sơ. Nhưng khi được gọi vào làm việc, rất nhiều người buộc phải ra về bởi hồ sơ bị trả lại do giấy khám sức khỏe không nằm trong số những đơn vị do Sở GTVT chỉ định.

    Dự đoán được tình huống này, “cò” Khánh chạy đến bắt chuyện rồi hướng dẫn những người này cách làm hồ sơ, riêng giấy khám sức khỏe được bảo đảm đúng chuẩn. Thỉnh thoảng, “cò” Khánh lại đảo vài vòng ở phòng làm hồ sơ để kiếm thêm “mối”.

    Khi có người đồng ý làm, “cò” Khánh liền bảo họ chụp ảnh lấy liền tại một tiệm chụp ảnh ngay sát đó. Sau đó, “cò” Khánh yêu cầu “cò” Vân điền tên, tuổi và dán ảnh của người cần đổi GPLX vào giấy xin đổi bằng. Trong vòng buổi sáng, “cò” Khánh đã “vớ” gần 20 hồ sơ bị trả lại. Những người trong đường dây chạy hồ sơ của “cò” Khánh liên tục bận rộn vì người đi đổi GPLX tìm đến ngày càng đông.

    Theo văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành bản “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới”, trong quá trình khám sức khỏe, ngoài khám lâm sàng: tuần hoàn hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu sinh dục, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, tâm thần kinh, cơ xương khớp, thì người đến khám phải làm thêm các xét nghiệm và trắc nghiệm bắt buộc sau: công thức máu, nước tiểu, chiếu X.quang tim phổi, trắc nghiệm trí nhớ lực, đo thính lực kế khi thử nghiệm nói gió có nghi ngờ giảm thính lực…

    Mệt mỏi chờ đợi

    Theo quan sát của chúng tôi, trước cổng Sở GTVT thường có 3-4 “cò” cắm chốt ở đây. Nếu thấy khách đến làm hồ sơ xin cấp đổi GPLX, “cò” liền chủ động tới bắt chuyện, chỉ cách làm nhanh gọn, không phải mất thời gian đi lại làm giấy khám sức khỏe.

    Phía bên kia đường, một “đường dây” chạy hồ sơ khác cũng hoạt động nhộn nhịp. Không chỉ trường hợp đổi GPLX ô tô các hạng: B1, B2, C, D, E bắt buộc phải chuyển đổi trước ngày 31-12-2014 theo quy định, mà những người đi đổi GPLX 2-3 bánh cũng đến đông, tạo điều kiện thuận lợi cho “dịch vụ” này hoạt động mạnh.

    Tuy nhiên, những “cò” này chỉ “bao” được đến công đoạn nộp hồ sơ, còn việc làm thủ tục, chụp ảnh ở phòng tiếp nhận hồ sơ của Sở GTVT đều phải do người dân tự làm, nên bên trong có cả trăm người ăn chực nằm chờ để được gọi vào làm thủ tục chuyển đổi GPLX.

    Doi giay phep lai xe mau moi nhieu co ho so long hanh - 2
    Rất đông người tập trung, chen chúc nhau chờ đến lượt làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe.

    Buổi sáng, thời gian bắt đầu làm việc từ 7 giờ. Nhưng chừng 2 tiếng sau thì có thông báo hết nhận hồ sơ. Những hàng ghế bên ngoài chật cứng người, khắp hành lang, cầu thang, người dân đi đổi GPLX ngồi la liệt giữa thời tiết nóng nực khiến ai nấy đều bực mình.

    “Nộp hồ sơ xong thì phải đợi. Khoảng 30-45 phút sau có người đọc tên 10 người vào bấm số, tôi đi sớm mà giờ còn đứng chờ ở đây. Hơn trăm người đứng ngồi không yên vì không biết bao giờ mới đến lượt mình” - chị Nguyễn Ngọc Thanh (ngụ phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa, đổi GPLX hạng B2) bức xúc nói.

    Nhiều người cho biết, họ từ các huyện xa tranh thủ đến nộp hồ sơ sớm để làm xong trong buổi sáng, nhưng không được gọi. Đến chiều quay lại vẫn chẳng tới lượt, nên họ đành tá túc ở nơi nào đó chờ đến ngày hôm sau. “Tôi phải xin nghỉ làm một ngày đi đổi GPLX hạng B1 nhưng mà cực quá, đợi từ sáng sớm đến giờ vẫn chưa đến lượt, cả trăm người vậy biết bao giờ mới tới mình. Tới sớm hay tới muộn đều đợi, sợ nhất là khi hồ sơ quá nhiều, họ làm không kịp nên phải dời sang ngày hôm sau. Vậy là mất hết 2 ngày bám trụ, chờ đợi ở đây” - anh Lê Bảo Hà (ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán) phân trần.

    Nguồn: Báo Đồng Nai
    2banh
    2banh.vn