1. Không chuyên nghiệp nhưng là chuyên gia tạo nghiệp

    Cuộc đời VĐV Mô tô: đam mê cùng nỗi niềm không tên

    Thảo luận trong 'Xe phân khối lớn' bắt đầu bởi , 4 Tháng ba 2015.

    " Mua chiếc xe 500 triệu đến hơn cả tỷ đồng, chúng tôi phần vì đam mê, phần vì mong muốn đóng góp chút gì đó cho sự phát triển của thể thao nước nhà, cũng là cách để phát triển xã hội mình tốt hơn, nhưng có mấy ai thấu hiểu và chia sẻ với đời VĐV mô tô”, ông Nguyễn Hữu Lợi (Hội trưởng Hội môtô Bình Dương, thành viên Hội môtô TP.HCM) giãi bày.

    Cuoc doi VDV Mo to dam me cung noi niem khong ten
    Đam mê cùng nổi niềm không tên của VĐV mô tô

    Những “anh hùng thầm lặng” trên đường đua

    Lời tuyên bố “giải đã thành công tốt đẹp” sau mỗi cuộc đua là câu nói rất đỗi bình thường, nhưng với những VĐV mô tô bảo vệ đường đua, nó thực sự là điều hạnh phúc. Ở góc độ làm nghề, những nỗ lực của họ đã được xã hội ghi nhận.

    Nhiều người nói vui với nhau, nghiệp VĐV mô tô đa phần là những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Bởi lẽ không nhiều người có đủ thời gian và đặc biệt là điều kiện để theo đuổi những cuộc đua kéo dài dai dẳng, ít cũng 1 tuần và nhiều thì hơn 3 tuần (như ở Giải xe đạp tranh Cúp truyền hình TP.HCM). Nhưng đã lỡ đeo đuổi niềm vui từ những chiếc xe phân khối lớn hầm hố, nhiều VĐV môtô chấp nhận bỏ ngoài tai những lời dị nghị từ dư luận. Nếu chịu khó lật ngược lại vấn đề, nếu không có họ, những cuộc đua xe đạp và sâu xa hơn là nền xe đạp - môtô thể thao Việt Nam không biết sẽ phát triển đến đâu.

    Công việc của những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” này ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của cuộc đua. Hình ảnh những người môtô hộ tống đoàn đua bệ vệ trên những chiếc xe hầm hố khiến nhiều người trầm trồ chỉ phản ánh một phần trong công việc của họ.

    Trên đường đua, có những bãi dầu nhớt loang lổ rất dễ gây tai nạn cho các cuarơ, công việc của VĐV môtô là ngay lập tức tìm cát để chùi sạch đường, giúp các tay đua lưu thông an toàn. Hay chuyện những chỗ sụt lún, ổ gà… có thể ảnh hưởng đến tay đua, người lái môtô phải thân chinh xuống đánh dấu chỗ nguy hiểm để những người đi sau tránh né.

    Theo chia sẻ của các VĐV môtô, “nghiệt ngã” nhất với họ là khi đoàn đua đi qua vùng nông thôn, có những con bò bỗng nhiên xông thẳng ra giữa đường cản trở đoàn đua. Theo kinh nghiệm, họ ra hiệu cho anh em phía sau không được bóp còi, đi chậm tránh ồn ào, vì nếu không rất dễ khiến con bò hoảng loạn, càng dễ gây nguy hiểm cho đoàn đua. Họ nhiều lần phải xuống xe để xua đuổi nhẹ nhàng các con bò hoặc giữ dây để chúng không tràn ra đường. Đến khi đoàn đua đi qua an toàn, họ mới tiếp tục hành trình.

    Gian nan biết tỏ cùng ai

    Trên đây chỉ là vài mẩu chuyện hết sức quen thuộc trên đường đua nhưng không phải ai cũng chia sẻ với họ. Còn việc hàng ngày các VĐV môtô phải phơi mặt với cái nắng mưa, gió bụi thất thường trên đường đua kéo dài 5-6 tiếng đồng hồ (mỗi cuộc đua thường kéo dài liên tục hơn 1 tuần lễ) cũng đòi hỏi một thể lực tốt hơn nhiều người bình thường.

    Chưa kể VĐV môtô còn chịu nhiều gian khổ hơn cả các cuarơ. Các cuộc đua ở Việt Nam thường bắt đầu khởi tranh vào 7h sáng, trước đó 2 tiếng đồng hồ là lúc nhiều VĐV môtô phải có mặt ở vạch xuất phát để làm nhiệm vụ. Như lần di chuyển từ Bình Dương đến Định Quán (Đồng Nai) mới đây, do thời gian gấp rút nên các VĐV môtô phải đi từ lúc 2h sáng để hộ tống đoàn đến địa điểm tập kết.

    Dư luận thường cho rằng các VĐV môtô theo đoàn đua là cơ hội tốt để họ thỏa thích đam mê tốc độ. Điều này có lẽ chỉ đúng một phần với những người được phân công làm nhiệm vụ đi đầu đoàn đua để mở đường.

    Cuoc doi VDV Mo to dam me cung noi niem khong ten - 2
    Các VĐV môtô dùng chổi quét đường để đoàn đua đi qua một cách an toàn. Ảnh: Dư Hải

    Với những bộ phận giữa và cuối đoàn đua, họ phải tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh đã được tổ chức phân công. Rất nhiều chiếc xe phân khối lớn chỉ được điều khiển ở mức 30-40 km/h tùy theo tốc độ của đoàn đua phía trước.

    Nếu không có bộ phận khóa đuôi, những “giặc lái” thích thể hiện sẽ có cơ hội len vào đường đua gây rối trật tự. Khi đoàn đua phải leo đèo với tốc độ chậm, VĐV môtô cũng phải ì ạch đeo theo để đảm bảo an toàn cho các cuarơ.

    Anh Hữu Lợi chia sẻ: “Mua chiếc xe 500 triệu đến hơn cả tỷ đồng, chúng tôi phần vì đam mê, phần vì mong muốn đóng góp chút gì đó cho sự phát triển của thể thao nước nhà cũng là cách để phát triển xã hội mình tốt hơn. Nhưng nhiều người không hiểu mà thậm chí lại có cái nhìn lệch lạc với anh em môtô khiến chúng tôi không khỏi buồn lòng.

    Chuyện những chiếc môtô không tổ chức, tự phát làm những chuyện không hay vô tình làm ảnh hưởng đến danh tiếng Hội môtô chân chính như chúng tôi. Tội của ai thì người đó chịu, chúng tôi cũng rất bức xúc với những kẻ gây rối, dư luận không nên vơ đũa cả nắm. Mỗi lần đi bảo vệ đoàn đua, anh em đều phấn đấu hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, giữ danh tiếng đẹp cho đội”.

    Đãi ngộ khiêm tốn cho những chủ xe tiền tỷ

    Như nhiều môn thể thao khác, người điều khiển môtô cũng được xem là VĐV. Nói thế có thể chỉ để cho oai, chứ VĐV môtô đi theo cái nghiệp này không hề được hưởng đãi ngộ. Họ không có lương, thậm chí để có tiền sinh hoạt cho Hội, mỗi thành viên phải tự đóng góp.

    Trong mỗi cuộc đua, thông thường ngoài tiền xăng, các VĐV môtô ngoài được tiền ăn 150.000 đồng/ngày còn được thêm 100.000 đồng tiền sinh hoạt phí. Sau mỗi chặng đua, buổi tối là thời gian họ tổ chức ăn uống cùng nhau và họp để phân công nhiệm vụ cho chặng kế tiếp. Nhưng khi thiếu ngân quỹ, nhiều lúc họ chấp nhận mất một bữa tối để dành tiền đóng quỹ và bỏ tiền túi đi ăn ở ngoài.

    Sau sự cố đáng tiếc trên đường đua giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương 2015 vừa qua, nhiều VĐV môtô đã cảm thấy chùn tay lái. Nhưng sau phút định thần, vượt lên nỗi sợ hãi bản thân và lo lắng của gia đình, niềm đam mê thôi thúc họ tiếp tục thấy có trách nhiệm với nền xe đạp – môtô thể thao nước nhà để tiến về phía trước.

    Cuoc doi VDV Mo to dam me cung noi niem khong ten - 3

    Nguồn: thethaovanhoa.vn
    2banh
    2banh.vn
    fate123 thích bài này.