1. Biker cấp 3

    Cuộc chạy đua với hổ trên đỉnh Pu Si Lung

    Thảo luận trong 'Phượt' bắt đầu bởi , 17 Tháng tư 2015.

    Giữa lúc đang lết từng bước rệu rã trên đường chinh phục đỉnh Pu Si Lung trong đêm tối, âm thanh gầm gào vang vọng từ nơi từng xảy ra tai nạn hổ cắn chết người khiến các phượt thủ hoang mang.

    Là vùng núi hoang vu, hiểm trở bậc nhất Việt Nam, nơi đánh dấu đường biên giới Việt - Trung, đỉnh Pu Si Lung (Lai Châu) nằm ở độ cao hơn 3.000 m. Đây là ngọn núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc.

    Muốn chinh phục, phượt thủ phải được sự đồng ý của đồn biên phòng. Do sự quản lý nghiêm ngặt, rất hiếm khi có đoàn leo núi được phép đặt chân đến.

    Cuối tháng 12/2014, một nhóm gồm 6 thành viên là Trí, Đức, An, Dũng, Quỳnh và Hòa (biệt danh Hachi8) thực hiện chuyến chinh phục ngọn núi huyền bí này. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất phải kể đến giây phút suýt đụng mặt "ông ba mươi" trên núi.

    Cuoc chay dua voi ho tren dinh Pu Si Lung
    Niềm tự hào khi là những người Việt Nam hiếm hoi chinh phục thành công đỉnh Pu Si Lung. Ảnh: Hachi8.
    Câu chuyện bắt đầu vào lúc nhóm tìm đường về từ đỉnh núi, xuống mốc 42 trong trạng thái tay chân rã rời, bụng đói, miệng khát. Đang mò mẫm, bỗng cả đoàn nghe thấy tiếng động lạ, vang vọng gầm gào khắp núi rừng. Cảm giác hoang mang càng lúc lan tỏa khi âm thanh đó lặp lại nhiều lần. Lợn rừng chạy tán loạn.

    Bất chợt, thành viên dẫn đường kiêm cán bộ biên phòng tên Kiên chạy về thông báo với tất cả mọi người bằng vẻ hớt hải rằng hổ đang đi tìm mồi và thúc bách cả nhóm nhanh chân hơn. Khó khăn nhân đôi khi từng tốp hai, ba người phải dùng chung một chiếc đèn soi, không thể tiến nhanh hơn được.

    Đoàn đi theo sự chỉ dẫn của Kiên tới một bãi đất trống, có dấu hiệu hoang phế của nơi từng làm điểm cắm trại nghỉ qua đêm. Anh xem xét rồi nói rằng chính chỗ này cách đây ba năm từng có vụ hổ cắn chết người đi rừng.

    Cuoc chay dua voi ho tren dinh Pu Si Lung - 2
    Đi chừng 45 phút, đoàn băng qua một thác dữ đổ từ trên cao xuống, từ đây không thấy bất kỳ nguồn nước nào khác sau đó. Ảnh: Hachi8.
    Theo đó, con hổ được nuôi nhốt bên Trung Quốc bị sổng chuồng và lẫn vào khu vực rừng biên giới, tới nay vẫn chưa bắt được. Câu chuyện khiến cả đoàn càng thêm quyết tâm đi nhanh hơn nữa.

    Tới khi về lại mốc 42 an toàn, ai nấy mới thở phào nhẹ nhõm. Sự căng thẳng dần giãn ra khi nghe tiếng suối róc rách chảy.

    Là hôm thứ 3 trong hành trình kéo dài 4 ngày, giây phút suýt gặp hổ được các thành viên xem là đáng nhớ nhất bởi lúc bấy giờ, ai cũng trong trạng thái mệt mỏi, thiếu nước trầm trọng.

    Cuoc chay dua voi ho tren dinh Pu Si Lung - 3
    Đoàn tới đỉnh Pu Si Lung là 4 giờ chiều và máy GPS ghi nhận độ cao 3.083 m. Ảnh:Hachi8.
    Trước đó, khi biết đường tới đỉnh cũng chính là hành lang biên giới, đoàn đã được lính biên phòng dặn dò phải rất cẩn thận để không lạc sang Trung Quốc. Và điều tệ hại nhất trong hành trình là nguồn nước mang theo bị hết hoàn toàn.

    Cảm giác khô họng, khát nước, đặc biệt là suy nghĩ bị chết khát trong rừng lúc bấy giờ cứ ám ảnh các thành viên. Tới lúc không chịu nổi, họ phải mút nước đọng trên lá trúc, vỏ rêu bám ở đá, thân cây.

    Sự nản chí hiện hữu rõ trên khuôn mặt, trong giọng nói. Các thành viên liên tục hỏi người dẫn đoàn về đích đến và nhận câu trả lời quen thuộc “khắc đi khắc đến” để sốc lại tinh thần.

    Cuối cùng, vinh quang đã mỉm cười khi nhóm đến đỉnh Pu Si Lung - nơi gắn một cây cột gỗ, chạm khắc nhiều chữ tiếng Trung Quốc. Cả đoàn tự hào là những người Việt Nam hiếm hoi chinh phục thành công ngọn núi ở nóc nhà biên giới này​

    Nguồn : vnexpress.net
    2banh
    2banh.vn