Mỗi nhà sản xuất xe máy đều có 1 công nghệ riêng của mình. Hôm nay mình xin chia sẽ ít kiến thức về hệ thống phun xăng điện tử của Yamaha. Đây là sơ đồ điển hình về hệ thống phun xăng điện tử. EFI. Các bộ phận gồm có cảm biến, vòi phun, bơm cao áp, lọc xăng, ECU, .... Quá trình làm việc của EFI điều khiển bởi ECU (não bộ, có vai trò như nhân CPU trong laptop). Mình chỉ cần nhìn nhận đây là một phương pháp đưa nhiên liệu vào buồng đốt cưỡng bức, thế cho nó đúng bản chất (chả phải cái gì to tát mà hiểu thái quá ). Thậm trí nếu nói "FI" thì chỉ là "phun xăng" (cơ khí) thôi , anh em nhé ! Tức là thay vì xăng được hút tự do (có can thiệp của bxc truyền thống) nhờ vào áp suất chân không trên đường nạp khi piston đi xuống , thì nó có bơm để phun xăng cưỡng bức (quản lý được lượng nhiên liệu tốt hơn và dòng hơi xăng mạnh hơn ). Trong hỗn hợp xăng và không khí được tạo ra từ áp lực phun xăng cao hơn nên trộn đều hơn. Tuy lượng khí nạp vẫn hút vào một cách tự do (theo nghĩa không được kiểm soát như xăng) nhưng các cảm biến khí nạp , nhiệt độ nạp và tốc độ khuỷu cung cấp cho ECU thông tin để tính chính xác lượng xăng phun vào sao cho tạo thành hỗn hợp có tỉ số khí/xăng là tối ưu ( xấp xỉ 14-15). Do đó khí thải sẽ sạch hơn với môi trường. Do có thể bố trí vòi phun gần hơn với supap, dòng khí có động năng lớn hơn, tổn thất trên đường nạp nhỏ nên nó cũng hoà trộn tốt hơn và nạp vào nhanh hơn, quá trình đốt cháy mạnh hơn. Kèm theo đó là nhờ cảm biến góc khuỷu mà ECU sẽ quyết định thời điểm đánh lửa chính xác nhất, phát huy công suất máy. Vậy, hệ thống YMJET FI có gì mới ? Trên các động cơ nhỏ thì khi chế độ vận hành tải nhẹ tốc độ thấp thì dòng khí hút vào yếu. Để cải thiện quá trình trộn hỗn hợp, ngoài động lực của dòng xăng phun, YMJET-FI sử dụng cơ chế với hai đường nạp khi riêng biệt cho không khí đi vào đi buồng đốt và không khí hỗ trợ chức năng tạo sương mù, nhằm tạo được hiệu quả sử dụng nhiên liệu tuyệt vời. Ngoài những phần tử cấu thành vẫn như thông thường, ta hãy xem điểm khác biệt của nó: - 1 vòi phun lắp trực tiếp vào đầu "xi-lanh" - 1 đường khí phụ để cung cấp không khí hỗ trợ tại thời điểm phun nhiên liệu - 2 van bướm có cơ chế điều khiển đóng mở hai theo vị trí của bướm van bởi sự thay đổi lưu lượng khí đi qua. Ở thời gian chạy không tải và chạy chậm, van tiết lưu sau vẫn còn đóng, không khí sẽ theo đường phụ trợ đến điểm sát vòi phun để cung cấp lượng khí hỗ trợ cho phun nhiên liệu. Chức năng này tạo ra phân tán sương mù tốt hơn và hoà trộn đều hơn để cung cấp cho buồng đốt giúp phát huy hiệu quả đốt cháy vượt bậc. Khi tăng ga, cả hai bướm ga mở cho không khí đi qua đường chính như bình thường. Đây là cơ cấu có cấu trúc tương đối đơn giản và chi phí thấp nhưng cung cấp các lợi thế về cải thiện hiệu quả nhiên liệu trong phạm vi sử dụng thực tế. Yamaha đã áp dụng lần đầu cho thị trường Đài Loan , năm 2009 trên chiếc JOG CIAO , 115 cc. Hiện tại mẫu xe Nozza ở VN chính là phiên bản tương đương CIAO, ngoại trừ một số thay đổi ngoại quan. YMJET-FI là viết tắt Yamaha Mixture Jet - Fuel Injection