1. Biker cấp 2

    Có an toàn không khi "quen ảo, phượt thật" ?

    Thảo luận trong 'Phượt' bắt đầu bởi , 26 Tháng mười hai 2013.

    Chưa từng gặp mặt, nói chuyện, cũng không hề biết thông tin hay số điện thoại của nhau. Căn bản là cùng xem thông tin chung trên một diễn đàn nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng kết thành nhóm để offline đi khám phá ở vùng núi hoặc đảo xa. Thực tế cho thấy từ mối quan hệ ảo đến sống thật này cũng có nhiều điều đáng phải lưu ý.

    Tại huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) một ngày cuối tháng 6, chúng tôi gặp cả chục nhóm bạn lứa tuổi mười tám đôi mươi, có nhóm chỉ 4-5 bạn, nhóm 7, nhóm 10 và đông hơn thế. Mới gặp, ai cũng nghĩ họ là những người học cùng lớp, ở cùng xóm... và thân quen nhau từ trước.

    Tuy nhiên, hỏi ra mới biết, họ chỉ vừa quen nhau trên các diễn đàn mạng và rủ nhau ra tận đảo để offline. Có bạn là học sinh, sinh viên, có bạn làm phục vụ nhà hàng và cũng có những người thất nghiệp.

    Trong một nhóm, thậm chí mỗi người đều ở tỉnh, thành khác nhau như nhóm 5 người mà chúng tôi chụp hình giúp có bạn ở Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh.

    Co an toan khong khi quen ao phuot that
    Một chuyến phượt của nhóm bạn trẻ ở TP.HCM

    Khi đang chụp hình trên bãi đá tại huyện đảo Cô Tô, bạn Nguyễn Thị Phương (Hà Nội) xin số điện thoại để sau này liên hệ xin ảnh.

    Tuy nhiên, Phương chỉ lấy ảnh của mình, mà không lấy ảnh cho các bạn còn lại. Khi hỏi, Phương thú thật chỉ mới quen nhau qua mạng nên không biết hết số điện thoại của các bạn còn lại.

    Thấy các bạn có sở thích phượt, chụp ảnh nên Phương đăng ký tham gia. Phương là sinh viên tại Hà Nội. Ngoài những lúc đến trường, học bài, Phương thường xuyên lên mạng để tìm kiếm bạn bè và trò chuyện với những người cùng sở thích.

    Rời bãi đá, đi tiếp 3 km, chúng tôi gặp nhóm 9 người và một nhóm 4 người. Đều là những tay máy nghiệp dư, nhưng các bạn khá say sưa chộp ảnh. Bạn Nguyễn Thị Hằng, một tay máy của nhóm muốn xem ảnh của chúng tôi để học hỏi kinh nghiệm.

    Hằng cũng cho chúng tôi xem những bức ảnh mà nhóm tự chụp cho nhau. Xem ảnh, chúng tôi ai cũng toát mồ hôi vì sự táo bạo của các bạn trẻ trong cách ăn mặc, cử chỉ thân thiện...

    Hằng chia sẻ đang là sinh viên năm cuối ở Hà Nội, nhưng không chơi thân với ai học cùng lớp cùng trường, hàng xóm lại càng không. Bị bố mẹ quản chặt, ngoài giờ học, Hằng phải lầm lũi ở nhà suốt ngày. Để tự giải thoát bản thân, Hằng sắm chiếc smartphone có chức năng truy cập internet nhằm tìm kiếm bạn bè qua mạng để chia sẻ. Từ khi có điện thoại, Hằng đã làm quen và kết thân với nhiều bạn trên mạng từ nhiều tỉnh thành.

    Chuyến phượt tại Cô Tô, Hằng đi cùng các bạn ở Hải Phòng, Thái Bình và Quảng Ninh. Trên Facebook, Hằng đăng tải hàng loạt những bức thư cho thấy quan hệ rộng của mình với những bạn ngoại quốc.

    Đi tiếp một đoạn nữa, chúng tôi gặp một nhóm 7 bạn, không chỉ đi phượt mà còn mang áo, váy để chụp ảnh cưới. Thợ ảnh của nhóm này cũng được tìm kiếm trên mạng là Trần Văn Tuấn (Hà Nội).

    Không cửa hàng, không phòng chụp, mới vào nghề vài năm, nhưng Tuấn được nhiều cư dân mạng biết đến và thường xuyên được thuê đi chụp các chuyến offline của bạn trẻ với mức 1 đến 1,5 triệu đồng/ngày.

    Không biết, những bạn trẻ kể trên có phải hứng chịu hậu quả từ những mối quan hệ ảo hay không, nhưng ngay trong những ngày ở Cô Tô, không ít bạn đột nhiên khóc thút thít, bỏ nhóm xin đi cùng đoàn chúng tôi về trước.

    Không nên ngăn cấm

    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Mai, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng đa số những nhóm kết bạn qua internet đều nhằm mục đích vui chơi giải trí lành mạnh. Các tổ chức xã hội cần hướng dẫn và hỗ trợ những hoạt động lành mạnh.

    Tuy nhiên, TS Xuân Mai cũng cảnh báo các mối quan hệ kiểu này đôi khi có thể xảy ra vấn đề. Nếu chỉ quen nhau qua mạng rồi hẹn hò để tổ chức chuyến đi dài ngày với những thông tin không được kiểm chứng, có thể sẽ dẫn đến những tình bạn không tin cậy.

    Điều quan trọng, bạn trẻ cần rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cũng như cách ứng xử hợp lý đối với từng người bạn, đặc biệt là bạn khác giới và trong từng hoàn cảnh tình huống khác nhau. Phụ huynh cũng cần tạo điều kiện cho con vui chơi giải trí, hướng dẫn việc kết bạn. Thông qua những giao tiếp bạn bè của con để vừa dạy cách ứng xử, vừa tìm hiểu về những người bạn của con. Nếu ngăn cấm sẽ ít hiệu quả hoặc tác dụng ngược”, TS Xuân Mai chia sẻ.

    Theo St.
    2banh
    2banh.vn
  2. highlandboy

    highlandboy Biker cấp 3

    cai nay hay ma can khuyen khich
  3. Ninja 300

    Ninja 300 Biker cấp 2

    Cứ đi thoải mái đi, đừng nghĩ xấu thì nó sẽ tốt :)