1. Biker cấp 3

    Cảnh báo phỏng pô nguy hiểm với trẻ em và cách xử lý

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 21 Tháng tám 2014.

    Pô xe luôn là điểm nóng nhất nhì trên xe chúng ta nên hiện nay 1 số xe đời mới luôn có miếng chắn chống phỏng tuy nhiên đối với xe đời cũ thì vẫn là 1 thiếu sót.Người lớn chúng ta dù đã biết nguy hiểm nhưng đôi lúc cũng vẫn sơ suất bị phỏng bằng chứng là anh em ra đường thấy mấy cô mặc quần đùi có vết đen trên chân thường là do phỏng pô.Còn đối với trẻ em nhất là các em còn quá nhỏ thì pô xe là nơi rất cần tránh xa mỗi lúc xe chạy vừa về.Dưới đây là hình ảnh bàn tay bị phỏng của 1 em bé hi vọng sẽ là lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh và người lớn cẩn thận hơn trong việc quản lý trẻ nhỏ.

    Canh bao phong po nguy hiem voi tre em va cach xu ly
    Bệnh viện FV vừa tiếp nhận ca bệnh: bé 2,5 tuổi chụp tay vào ống bô xe máy khi người nhà đi về. Hiện sẹo co rút hai bàn tay, bé sẽ được chỉ định phẫu thuật sớm để chữa trị.

    Đây là tai nạn rất thường xảy ra cho các bé nhỏ và phụ nữ. Cả nhà cần lưu ý khi bị phỏng bô xe nên:
    1. Ngay lập tức làm mát ngay vùng da bị phỏng bằng cách đặt vết bỏng dưới vòi nước hoặc dội nhiều nước sạch lên vết bỏng trong vài phút.
    2. Nếu có sẵn nên bôi phủ vết bỏng bằng thuốc mỡ đặc trị bỏng để làm dịu và giúp vết bỏng mau lành.
    3. Băng lại bằng gạc sạch. Thoa thuốc bôi vào bông băng trước khi băng sẽ giúp trẻ đỡ đau hơn.
    4. Thay băng sau 24 giờ và sau đó mỗi 2 – 3 ngày: Rửa vết thương bằng nước muối, bôi thuốc mỡ đặc trị (Biafin hoặc Silvirin) phủ kín vết bỏng và băng lại bằng gạc sạch
    5. Không nên chọc vỡ bóng nước, bôi đắp các loại chất bôi không rõ vì sẽ làm chậm lành vết thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng.
    6. Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu vết bỏng sưng nhiều, trẻ sốt hoặc kèm ớn lạnh.​


    Nguồn:FB Bv FV

    2banh
    2banh.vn