Vì các mẫu xe khác nhau và vác lên mình một bộ máy cũng như thiết kế khác nhau nên phải có những đòi hỏi riêng về chi phí, sự phức tạp, tỷ lệ phân bổ trọng lượng, độ bền, công suất và tốc độ nên không có thiết kế khung sườn xe lý tưởng nhất định. Khung thép ống giàn đỡ kép là kết cấu khung cổ điển, như trên mẫu Norton Manx. Động cơ nằm giữa giàn đỡ chia đôi. Khung thép tấm: hai phần thép tấm được dàn mỏng, dập và hàn với nhau giống thiết kế của mẫu NSU Max 250. Động cơ treo trong bộ khung mở với hệ thống treo thanh mảnh. Khung ống trung tâm là thiết kế riêng của Fritz W. Egli, cựu tay đua người Thụy Sĩ kiêm chuyên gia về khung xe và độ động cơ. Thiết kế này thường có phần ống phía trên khá vạm vỡ với đường kính có thể tới 12 cm. Khung thép ống bắc cầu: Honda CB72 hay CB77 sử dụng dạng khung này để tạo kết cấu hỗ trợ vững chắc cho động cơ 2 xi-lanh. Khung nhôm Deltabox: Khi Yamaha RZR750RR 1989 xuất hiện, động cơ nằm bắt vít vào bộ khung dạng bắc cầu được hàn từ nhôm tấm và gắn thẳng vào tay lái và thanh giằng đúc. Khung nhôm bắc cầu: thiết kế trên Honda CBR900RR với bộ khung nhôm và gắp đơn gắn với khung. Khung nhôm bắc cầu (dạng 2): giống bộ khung trên Kawasaki ZX-10R hiện hành. Khung nhôm bắc cầu (dạng 3): giống trên Yamaha MT-09 với các vị trí đinh vít phải và trái đều được đúc, và phần lớn bộ khung được đúc chứ không hàn. Trong một nhà máy sản xuất, với các robot làm nhiệm vụ hàn bộ khung. Hoặc công việc này do chính con người thực hiện. Khung xe máy còn có thể được phân chia theo vật liệu, từ thép, nhôm, ma-giê, nhựa tổng hợp, titan hay sợi carbon. Hoặc phân chia theo các dạng như backbone, giá đơn, giá đôi, khung bao quanh, khung dầm, khung dập, khung liền khối và khung mắt cáo. Theo VnExpress