1. Biker cấp 4

    Cách chọn giày đi bộ và giày leo núi cho các bike

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 31 Tháng mười hai 2013.

    Để chọn mua cho mình một đôi giày phù hợp bạn cần có những kiến thức cơ bản về cấu tạo,cấu trúc và chức năng của từng loại giày. Bên cạnh đó việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản mà giá thành vẫn phải chăng và tính ứng dụng cao là không thể thiếu.

    Chọn theo mục đích sử dụng

    Giày đi trên đường mòn: Thật ra đây là loại giày chạy nhưng có thêm một số tính năng phù hợp hơn với đường mòn và đường mấp mô. Nó có nhiều miếng đệm ở chỗ ngón chân hơn và có đế bền dẻo hơn để phù hợp với điều kiện sử dụng khó khăn hơn.

    Giày đi bộ: Loại này đã bắt đầu được xếp vào nhóm giày đi bộ chuyên dùng nhưng chỉ sử dụng ở các con đường đi bộ được làm sẵn hoặc không quá khó khăn và thường là đi trong ngày. Chất liệu bằng da lộn, da đanh mặt, nylon, vải nhẹ. Nó mềm và dễ uốn. Nhiều thiết kế giày này có những đai chịu lực để bảo vệ chân và mắt cá nhưng không cao hơn mắt cá chân. Một số loại cao cấp còn thiết kế lưỡi giầy chống nước và sỏi đá rơi vào trong giầy. Tuy nhiên, nhiều đôi giày thời trang thiết kế có hình dạng bên ngoài giống loại giày này nhưng không có những tính năng cần thiết cho việc đi bộ, do vậy bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ.

    Cach chon giay di bo va giay leo nui cho cac bike

    Giày đi bộ đường dài: Cũng giống loại giày đi bộ loại thông thường trên nhưng sử dụng cho những địa hình khó khăn hơn. Loại này sử dụng trong các cuộc đi bộ dài ngày. Nó làm từ vật liệu da lộn và các vật liệu chắc chắn khác. Đế giày thường cứng hơn để bảo vệ chân. Cổ giày cao hơn mắt cá nên có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái nhưng nó bảo vệ chân rất tốt.

    Giày đi rừng/giày bảo hộ: Loại giày này để dụng trong những địa hình khó khăn. Nó có nhưng thiết kế bảo vệ chân như gia cố phần mũi giày, đế giày rộng và chắc, những đường gờ chịu lực. Mặt trong của giầy thường bằng những vật liệu đặc biệt để giữ thông thoáng. Loại giày này phù hợp với leo núi vì được thiết kế để chịu lực tốt, phân tán lực khi có va chạm nhưng vẫn thông thoáng và chịu nước. Đôi khi còn có những đinh sắt gia cố. Giày này thường cứng và nặng hơn.

    Giày leo núi: Loại giày này được thiết kế đặc biệt giúp bạn chinh phục những vùng núi tuyết băng giá. Nó có những thiết kế với các đinh ở đầu mũi giày. Có khi giày này có những vòng nhựa quanh mắt cá để bảo vệ giống như giày trượt tuyết,bên trong được làm từ các chất liệu giữ ấm cực tốt. Tuy nhiên, không khuyến khích bạn chọn loại giày này nếu bạn phải đi bộ dài ngày. Tìm hiểu một số điểm về cấu trúc giầy

    - Hiking Boot Weight: Trọng lượng của giày.Khi chọn mua giày,bạn nên để ý đến trọng lượng của giày,bởi một đôi giày quá nặng sẽ làm chuyến đi của bạn trở nên rắc rối.Nên chọn loại giày có trọng lượng càng nhẹ càng tốt,nó giúp chân bạn di chuyển nhẹ nhàng,linh hoạt hơn.Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng,giày chỉ nặng thêm 1g thì tương đương với cảm giác ba lô nặng thêm 5g.

    - Water Resistance: Khả năng chống nước của giày.Độ ẩm là một trong những kẻ thù của giày.Độ ẩm cao làm rộp da chân do tăng ma sát với thành giày.Bởi vậy,bạn hãy luôn chú ý giữ cho giày của mình khô ráo,thông thoáng.Giày cần được làm từ các vật liệu thông thoáng giúp hơi ẩm dễ dàng thoát ra từ mặt trong của giày,tuy nhiên cũng cần phải chống được nước từ ngoài ngấm vào.



    - Lateral Rigidity: Độ cứng thành giày.Giày phải đảm bảo đủ độ cứng để bảo vệ chân và mắt cá chân khi tiếp xúc với những bề mặt không bằng phẳng.Các loại giày với thiết kế cao cổ sẽ giúp bảo vệ mắt cá chân của bạn tốt hơn.

    - Longitudinal Rigidity: Độ cứng theo chiều dọc.Giày phải đủ độ cứng để đế không bị cong khi bạn nhấn mạnh vào phần ngón chân hoặc gót chân ,đồng thời cũng phải đảm bảo độ mềm mại ,đủ để bám tốt khi đi bộ.

    - Arch Support:Độ ôm của giày. Giày phải ôm vừa vặn với bàn chân sao cho chân không bị bẹt ra khi phải mang vác nặng.Nếu cần thiết,bạn có thể thêm một miếng đệm dọc theo lòng bàn chân để tăng độ ôm cho giày,điều này giúp bạn thoải mái khi di chuyển. Tìm hiểu về Cấu tạo của giầy


    Cach chon giay di bo va giay leo nui cho cac bike - 2

    - Upper: Phần mũ giày. Mũ giày là phần tiếp giáp mũi giày,tiếp giáp với lưỡi gà của giày và trải dài sang hai bên má giày.Mũ giày phải bảo vệ được chân và hấp thụ các lực tác động lên mũ giày ngoài ý muốn để bảo vệ được chân.Ngoài ra,mũ giày cũng phải thông thoáng và chống được nước.



    - Soles: Đế giày. Đế giày là phần dưới của giày,tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt.Khi chọn mua giày,bạn cần phải quan sát kĩ đế giày để chọn lựa cho mình đôi giày phù hợp với chuyến đi. Phần lớn đế giày làm từ cao su để tăng ma sát và giảm thiểu sự mài mòn. Để tạo ra ma sát,người ta thiết kế đế giày với các rãnh sâu và gai nhọn,điều này làm tăng độ bám lên các bề mặt. Ở bề mặt trơn trượt,càng nhiều gai cao su càng tăng lưc ma sát vào bề mặt giúp bạn tránh được trơn trượt.


    Cach chon giay di bo va giay leo nui cho cac bike - 3

    Ở bề mặt mềm,những mấu cao su sẽ ấn sâu xuống làm giúp giày bám tốt hơn. Đế giày cũng phải hấp thu và phân tán những chấn động khác để không bị ảnh hưởng tới bàn chân. Đế giày phải đủ cứng nhưng cũng phải đủ mềm để đi được tự nhiên. Nó cũng phải được gắn hoặc khâu chặt chẽ với mũ giày để chống nước tốt. Có rất nhiều kiểu phân bố gai cao su ở đế giày,vì thế hãy tìm hiểu kĩ thông tin chuyến đi để chọn mua đôi giày phù hợp nhất.


    Quan sát giày trước khi chọn

    Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giầy không bị rách, trầy xước, keo lem nhem. Bằng cách bóp nhẹ vào thân giầy để cảm nhận độ cứng vừa đủ. Một đôi giầy đẹp cũng có nhiều tiêu chuẩn ngoại quan. Bạn nên chú ý đến thương hiệu và logo của hãng sản xuất để tránh mua phải giày kém chất lượng.

    Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng, xem chiếc giầy có cân đối không. Giầy không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh.

    Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.

    Thử giày

    Đưa chân vào giày mở không buộc dây. Đứng thẳng và nhấn mạnh chân vào phía mũi giày, khi đó, bạn phải cảm thấy chân của bạn phải trượt vào trong một cách dễ dàng và có thể đút được ngón tay trỏ vào giữa gót giày và gót chân bạn.

    Ngồi xuống và buộc hai dây lại. Khi bạn buộc giày, bàn chân bạn sẽ trượt trở lại đằng sau, lấp vào khoảng không mà ngón tay trỏ đã tạo ra.

    Đứng dậy và đi vòng quanh. Ngón chân bạn không được chạm vào mặt trong của mũi giày và cọ vào mặt trên bên trong của mũi giày. Nếu bị vậy, cần mua đôi giày rộng hơn một chút ở phần trước của giày.

    Khi bạn đi bộ, gót chân và gót giày phải chuyển động nhịp nhàng với nhau. Gót chân không được trượt lên trượt xuống so với gót giày.

    Câu “giày thừa dép thiếu” là không phù hợp với giày đi bộ. Nếu giày rộng, khi bạn đi bộ sẽ có khoảng cách giữa chân và giày và sẽ rất mất sức hoặc bị cọ sát trầy da. Ngoài hình dáng bắt mắt, bạn phải chọn giầy đúng kích cỡ. Tuyệt đối không chọn giầy nhỏ hơn chân dù bạn rất thích mẫu giầy đó.

    Bạn nên đi mua giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật. Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.

    Nên thử cả hai chân. Thường chúng ta có một chân này “nhỉnh hơn” chân kia một chút. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà bạn thường mang với giày.
    2banh
    2banh.vn