1. Biker chuyên nghiệp

    Các nước trên thế giới xử phạt lái xe có 'nồng độ cồn' như thế nào?

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 7 Tháng một 2020.

    Ở Việt Nam, theo nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt nồng độ cồn với mức cao nhất cho ô tô là vài chục triệu & xe máy vài triệu thì ở các nước trên thế giới mức xử phạt nó còn khó chịu hơn rất nhiều, chưa kể nhiều quốc gia phạt tù chung thân, chi phí giải quyết vấn đề pháp lý cực kì tốn kém.

    Cac nuoc tren the gioi xu phat lai xe co nong do con nhu the nao
    Các nước trên thế giới xử phạt lái xe có 'nồng độ cồn' như thế nào?

    Nhiều nước trên thế giới không chỉ phạt tiền hay tước bằng lái, mà còn đưa ra hình phạt hà khắc hơn như cấm điều khiển phương tiện vĩnh viễn, thậm chí ngồi tù chung thân đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái diễn nhiều lần.
    • Một số nước như Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển có giới hạn thấp hơn là 0,02%. Nga cũng quy định nồng độ cồn cho phép là 0,02% và người bị kết án lái xe sau khi đã uống rượu, dù chỉ một lần, sẽ bị tước bằng lái vĩnh viễn.
    • Cộng hòa Czech áp dụng từ năm 1953. Có 3 mức độ vi phạm tùy thuộc nồng độ cồn của lái xe. Ở mức 0 - 0,03%, lái xe bị phạt 500 - 700 euro và tước bằng lái đến 6 tháng.
    • Tại Hungary cũng áp dụng quy định tương tự từ năm 2018. Với nồng độ cồn 0 - 0,08%, tài xế có thể bị cấm điều khiển phương tiện nhiều nhất 3 năm và số tiền phạt có thể lên tới 3.000 euro.
    • Các bang của Mỹ, người bị quy vào tội lái xe trong tình trạng say xỉn đều bị xử lý hình sự. Người vi phạm lần đầu với nồng độ cồn từ 0,08 - 0,18% có thể bị phạt 500 - 1.000 USD, phạt tù tới 12 tháng và tước bằng lái xe 6 tháng.
    • Tại Nam Phi, ngay lần đầu tiên vi phạm, tài xế có thể đối diện mức án 10 năm tù, bị phạt 10.000 USD hoặc cả 2.
    • Canada quy định ở lần vi phạm đầu tiên với nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,04%, tài xế bị buộc nộp phạt 1.000 USD. Nếu tái phạm lần 2, người lái xe bị buộc ngồi tù 30 ngày. Nếu vi phạm lần thứ 3, hình phạt tăng lên 120 ngày tù. Mức án cao nhất dù phạm tội lần đầu tiên hay tái phạm đều là 10 năm tù.
    • CSGT Nhật Bản phát hiện tài xế lái xe trong tình trạng say rượu, người vi phạm có thể bị phạt tới 5 năm tù và 1 triệu Yen (khoảng 200 triệu đồng). Nếu phương tiện của lái xe say rượu hoặc không tỉnh táo chở theo hành khách, hành khách cũng bị xử phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù. Hình phạt cho tội lái xe say rượu gây tai nạn là 20 năm đối với tai nạn chết người và 15 năm đối với tai nạn không chết người.
    • Tại Singapore, nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 0,35 mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000 SGD (tương đương 3.600 USD) và đối diện với 6 tháng tù giam. Phạt tù từ 6 - 12 tháng và phạt tiền 3.000 - 10.000 SGD (từ 50 - 130 triệu đồng) đối với tài xế tái phạm lần thứ 2 và phạt 30.000 SGD (510 triệu đồng) và 3 năm tù, tước bằng lái vĩnh viễn đối với tài xế phạm lỗi lần thứ 3.
    • Tại nước Anh, người lái xe thậm chí còn chưa kịp điều khiển phương tiện đã bị phạt nếu phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép. Nước này phạt từ 3 - 6 tháng tù, phạt tiền từ 2.500 bảng (khoảng 3.100 USD) và tước bằng lái một năm (hoặc 3 năm nếu tái phạm) cho hành vi lái xe hoặc có ý định lái xe sau khi uống rượu bia.
    TẠI VIỆT NAM: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cả Luật và Nghị định nêu trên đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2020. Đặc biệt, đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, mức xử phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng.

    Theo Nghị định 46 cũ, với lỗi vi phạm nồng độ cồn so với nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nặng hơn rất nhiều để răn đe người uống rượu, bia cũng như người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phần nào giảm bớt số vụ tai nạn giao thông trong năm 2020.

    2banh
    2banh.vn