1. Biker tích cực

    Tại sao không nên áp dụng phí sử dụng đường bộ với xe máy ?

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 15 Tháng mười hai 2014.

    Phí sử dụng đường bộ được đặt ra với mục đích tạo thêm nguồn thu cho quỹ bảo trì, dùng để chi trả cho việc duy tu, bảo trì và sửa chữa cầu đường. Chiếc xe máy không đủ tác động làm đường sá hư hỏng nhưng dù muốn dù không cũng đi trên đường nên được đặt ra nghĩa vụ đóng phí đường, cùng với ô tô.

    Tai sao khong nen ap dung phi su dung duong bo voi xe may
    Nên bỏ áp dụng phí sử dụng đường bộ với xe máy

    Loại phí này lẽ ra được đồng loạt 63 tỉnh, thành của cả nước thu (với ô tô và xe máy) cách nay gần hai năm. Song đến nay, TP.HCM là địa phương duy nhất, thậm chí còn chưa ban hành mức phí, phương thức thu vì những người có trách nhiệm nhận diện rõ các bất cập.

    Rõ nhất là cách thu (theo yêu cầu của Bộ Tài chính) có nhiều điểm không ổn, dễ sinh ra bất công, bức xúc.

    Việc thu phí với ô tô, thông qua đăng kiểm là khá dễ dàng, hiệu quả. Nhưng buộc người dân đóng phí qua đầu phương tiện, với những chủ xe ô tô cũng có điểm không ổn.

    “Phí sử dụng đường bộ”, với tên gọi thì đây là một loại phí dịch vụ, tức sử dụng nhiều trả tiền nhiều, sử dụng ít đóng ít. Nên việc thu phí kiểu “thuê bao” đang áp dụng không tạo được sự công bằng giữa người sử dụng xe ít và người sử dụng xe nhiều. Thế nên có bạn đọc phản ánh với Pháp Luật TP.HCMtheo hướng tiêu cực rằng: “Đóng phí xong xách xe chạy vòng vòng ngoài đường… chơi, cho đáng đồng tiền bát gạo!”.

    Điều ấy chưa hẳn xảy ra, song nó phản ánh sự không tâm phục, khẩu phục từ người dân khi buộc đóng phí. Ngoài ra với xe máy, sự không công bằng còn ở chỗ do việc đảm bảo nộp phí không được đảm bảo nên trong một địa phương, một khu vực dễ xảy ra tình trạng người này nộp phí, người kia không. Điều này là không công bằng cho những người thực hiện theo chủ trương, pháp luật và sẽ gây ra bức xúc cho họ.

    Chủ những xe máy (qua khảo sát của Sở GTVT TP.HCM) ở “trung tâm kinh tế” của cả nước đã có sự chênh lệch lớn về điều kiện kinh tế giữa các chủ xe có dung tích đến 100 cm3 và trên 100 cm3. Trong đó, phần lớn chủ xe dung tích đến 100 cm3 có thu nhập thấp nên mới có kiến nghị cần xem xét kỹ việc thu phí, tránh tạo thêm gánh nặng cho dân.

    Vì vậy mới thấy việc thu thêm một khoản phí có thể với nhiều người sẽ dễ xảy ra tình huống như trong một câu chuyện ngụ ngôn. Số là có bác nông dân nọ dắt con lừa ra chợ và chất hàng hóa thành đống to lên lưng nó. Trên đường về, bác ta gặp củi khô là dừng lại bốc lên, thấy đá cũng lượm về làm nền nhà. Lúc này trời nắng, nắng nóng chịu không nổi bác cởi chiếc áo vắt lên lưng lừa thì ngay sau đó lừa ta chịu không nổi sức nặng đã ngã quỵ. Thấy thế, bác nông dân gắt: “Đồ ăn hại, có mỗi cái áo mà cũng mang không nổi”.

    Nhưng cho là những người dân nghèo có thể gánh chịu được các khoản phí khác, trong đó có phí sử dụng đường bộ. Song dù huy động “tổng lực” thì nhiều địa phương thu “phí đường” ở con số rất khiêm tốn, chỉ khoảng 30%-50%. Đơn cử năm 2013, Đồng Nai thu hơn 43 tỉ đồng và sáu tháng đầu năm 2014 chỉ được gần… 800 triệu đồng. Cả nước, Bộ GTVT hy vọng thu được 2.600 tỉ đồng từ 35 triệu xe máy nhưng thực tế chỉ được khoảng 500 tỉ đồng.

    Thế nên câu hỏi cần được làm rõ là có nên “bất chấp tất cả” để thu “phí đường” với xe máy trong khi hiệu quả đạt được rất khiêm tốn và có thể gây nhiều tổn thương?

    Tai sao khong nen ap dung phi su dung duong bo voi xe may - 2

    Nguồn: plo.vn
    2banh
    2banh.vn