Trong vòng 6 tháng, 2 trận bán kết của bóng đá Việt Nam ở sân chơi khu vực dưới thời HLV Miura đều kết thúc bằng những giọt nước mắt. Nhà cầm quân người Nhật có thể nhận được sự thông cảm với thất bại không thể cắt nghĩa trước Malaysia tại Mỹ Đình tháng 12/2014, khi ông mới bắt tay vào công việc ở Việt Nam. Nhưng sau trận thua U23 Myanmar, sẽ là bình thường nếu nảy sinh sự hoài nghi về năng lực của HLV Miura và sự phù hợp giữa triết lý bóng đá ông theo đuổi với những gì bóng đá Việt Nam đang sở hữu. Vai trò và trách nhiệm của nhà cầm quân người Nhật là đề tài được bàn luận rất nhiều những ngày qua. Những người ủng hộ ông nêu quan điểm, khoảng cách giữa thắng và bại, người hùng và tội đồ trong bóng đá vốn mong manh. Ở cuộc đọ sức với U23 Myanmar, chỉ cần một trong nửa tá cơ hội bị bỏ lỡ của tiền đạo Hồng Quân được tận dụng thành công, hoặc pha cứa lòng góc xa của Phi Sơn thành bàn thắng, kết quả của trận đấu có lẽ sẽ rất khác. Cũng khó phủ nhận những nét tích cực HLV Miura đã mang tới cho bóng đá Việt Nam một năm qua. Tinh thần và thể lực của cầu thủ Việt Nam đã có bước tiến lớn khi đặt dưới sự huấn luyện của ông. Trước khi HLV Miura xuất hiện, bóng đá Việt Nam đều không vượt qua được vòng bảng tại AFF Cup 2012 và SEA Games 27 (2013). Tuy vậy, nhà cầm quân người Nhật chắc chắn chưa (hoặc không bao giờ) được đặt ngang hàng với những người tiền nhiệm như Alfred Rield hay Calisto - các HLV ngoại không chỉ thành công hơn về mặt thành tích mà còn hiếm khi bị chỉ trích vì lối chơi không phù hợp. Điểm trừ lớn nhất của HLV Miura là thứ bóng đá ông theo đuổi hoàn toàn đối lập với những gì “tượng đài” U19 Việt Nam đã thể hiện trong 2 năm 2013-2014. Lối chơi dựa chủ yếu vào thể lực và tinh thần của ông, thay vì kỹ-chiến thuật, cuối cùng cũng không phải chìa khóa để mang đến thành công. Và mỗi khi thất bại, những pha bóng liên tục phất dài lên tuyến đầu, những quả tạt dồn dập từ 2 biên, những tình huống vào bóng thừa quyết liệt là thứ đầu tiên bị chỉ trích. U19 Việt Nam cũng từng thua, cũng từng khiến hàng triệu cổ động viên rơi nước mắt. Song chưa bao giờ Công Phượng, Tuấn Anh cùng đồng đội bị trách móc vì cách họ chơi bóng hoặc vì thiếu fair-play. Cũng chưa bao giờ người hâm mộ chứng kiến bóng đá Việt Nam yếm thế đến vậy sau 3 trận thua toàn diện trước Thái Lan, và chông chênh mỗi khi chạm trán những đối thủ vừa tầm trong khu vực. Đấy rõ ràng là sự khác biệt nữa, so với thế thượng phong của U19 Việt Nam không chỉ trước các đội bóng Đông Nam Á mà còn ở tầm châu lục như Trung Quốc hay Australia... Không cần đợi đến vòng bán kết SEA Games 28, nhiều nhân vật có uy tín đã lên tiếng trước đó về chuyện, lực lượng của bóng đá Việt Nam không yếu, nhưng các cầu thủ đã không được đặt vào mối liên kết và cách vận hành hợp lý để phát huy tối đa khả năng. Thông tin từ VFF cho biết, đây cũng là đề tài từng được bàn thảo sau thất bại của ĐTVN ở AFF Cup 2014. Nhưng VFF vẫn trao tiếp cơ hội cho HLV Miura vì lập luận, ông cần thêm thời gian. Sau đó, việc U23 Việt Nam giành quyền tham dự VCK U23 châu Á đã giảm bớt độ lung lay của chiếc ghế HLV trưởng. Nhưng lúc này, HLV Miura đang bị đặt vào hoàn cảnh gần giống với HLV Alfred Riedl năm 2007 và HLV Falko Goetz năm 2011. Tại SEA Games 24, sau khi dừng bước ở vòng bán kết, U23 Việt Nam của HLV Alfred Riedl đã thua 0-5 trước U23 Singapore trong trận tranh HCĐ. Tiếp đó là cuộc chia tay “không kèn, không trống” của công thần bóng đá Việt Nam. Tại SEA Games 26, kịch bản tương tự diễn ra với thất bại 1-4 của U23 Việt Nam trước U23 Myanmar ở cuộc đọ sức phân hạng 3-4. Bản hợp đồng với HLV người Đức (sở hữu lý lịch và bằng cấp cao nhất từng tới Việt Nam làm việc) bị VFF thanh lý không lâu sau đó. Khác nhiều lần trước, không vị lãnh đạo nào của VFF đứng ra bênh vực HLV Miura sau thất bại ngày 13/6. Một người đề cao sự thực dụng và dùng kết quả để đánh giá về công việc như nhà cầm quân người Nhật hẳn cũng hình dung phần nào về kịch bản chờ đợi ông, nếu U23 Việt Nam không vượt qua U23 Indonesia. CĐ SEA Games 24, 26. Trong vòng 6 tháng, 2 trận bán kết của bóng đá Việt Nam ở sân chơi khu vực dưới thời HLV Miura đều kết thúc bằng những giọt nước mắt. Nhà cầm quân người Nhật có thể nhận được sự thông cảm với thất bại không thể cắt nghĩa trước Malaysia tại Mỹ Đình tháng 12/2014, khi ông mới bắt tay vào công việc ở Việt Nam. Nhưng sau trận thua U23 Myanmar, sẽ là bình thường nếu nảy sinh sự hoài nghi về năng lực của HLV Miura và sự phù hợp giữa triết lý bóng đá ông theo đuổi với những gì bóng đá Việt Nam đang sở hữu. Vai trò và trách nhiệm của nhà cầm quân người Nhật là đề tài được bàn luận rất nhiều những ngày qua. Những người ủng hộ ông nêu quan điểm, khoảng cách giữa thắng và bại, người hùng và tội đồ trong bóng đá vốn mong manh. Ở cuộc đọ sức với U23 Myanmar, chỉ cần một trong nửa tá cơ hội bị bỏ lỡ của tiền đạo Hồng Quân được tận dụng thành công, hoặc pha cứa lòng góc xa của Phi Sơn thành bàn thắng, kết quả của trận đấu có lẽ sẽ rất khác. Cũng khó phủ nhận những nét tích cực HLV Miura đã mang tới cho bóng đá Việt Nam một năm qua. Tinh thần và thể lực của cầu thủ Việt Nam đã có bước tiến lớn khi đặt dưới sự huấn luyện của ông. Trước khi HLV Miura xuất hiện, bóng đá Việt Nam đều không vượt qua được vòng bảng tại AFF Cup 2012 và SEA Games 27 (2013). Tuy vậy, nhà cầm quân người Nhật chắc chắn chưa (hoặc không bao giờ) được đặt ngang hàng với những người tiền nhiệm như Alfred Rield hay Calisto - các HLV ngoại không chỉ thành công hơn về mặt thành tích mà còn hiếm khi bị chỉ trích vì lối chơi không phù hợp. Điểm trừ lớn nhất của HLV Miura là thứ bóng đá ông theo đuổi hoàn toàn đối lập với những gì “tượng đài” U19 Việt Nam đã thể hiện trong 2 năm 2013-2014. Lối chơi dựa chủ yếu vào thể lực và tinh thần của ông, thay vì kỹ-chiến thuật, cuối cùng cũng không phải chìa khóa để mang đến thành công. Và mỗi khi thất bại, những pha bóng liên tục phất dài lên tuyến đầu, những quả tạt dồn dập từ 2 biên, những tình huống vào bóng thừa quyết liệt là thứ đầu tiên bị chỉ trích. U19 Việt Nam cũng từng thua, cũng từng khiến hàng triệu cổ động viên rơi nước mắt. Song chưa bao giờ Công Phượng, Tuấn Anh cùng đồng đội bị trách móc vì cách họ chơi bóng hoặc vì thiếu fair-play. Cũng chưa bao giờ người hâm mộ chứng kiến bóng đá Việt Nam yếm thế đến vậy sau 3 trận thua toàn diện trước Thái Lan, và chông chênh mỗi khi chạm trán những đối thủ vừa tầm trong khu vực. Đấy rõ ràng là sự khác biệt nữa, so với thế thượng phong của U19 Việt Nam không chỉ trước các đội bóng Đông Nam Á mà còn ở tầm châu lục như Trung Quốc hay Australia... Đồng đội giúp đội trưởng Ngọc Hải đứng dậy sau trận bán kết SEA Games 28. Ảnh: Hoàng Hà Không cần đợi đến vòng bán kết SEA Games 28, nhiều nhân vật có uy tín đã lên tiếng trước đó về chuyện, lực lượng của bóng đá Việt Nam không yếu, nhưng các cầu thủ đã không được đặt vào mối liên kết và cách vận hành hợp lý để phát huy tối đa khả năng. Thông tin từ VFF cho biết, đây cũng là đề tài từng được bàn thảo sau thất bại của ĐTVN ở AFF Cup 2014. Nhưng VFF vẫn trao tiếp cơ hội cho HLV Miura vì lập luận, ông cần thêm thời gian. Sau đó, việc U23 Việt Nam giành quyền tham dự VCK U23 châu Á đã giảm bớt độ lung lay của chiếc ghế HLV trưởng. Nhưng lúc này, HLV Miura đang bị đặt vào hoàn cảnh gần giống với HLV Alfred Riedl năm 2007 và HLV Falko Goetz năm 2011. Tại SEA Games 24, sau khi dừng bước ở vòng bán kết, U23 Việt Nam của HLV Alfred Riedl đã thua 0-5 trước U23 Singapore trong trận tranh HCĐ. Tiếp đó là cuộc chia tay “không kèn, không trống” của công thần bóng đá Việt Nam. Tại SEA Games 26, kịch bản tương tự diễn ra với thất bại 1-4 của U23 Việt Nam trước U23 Myanmar ở cuộc đọ sức phân hạng 3-4. Bản hợp đồng với HLV người Đức (sở hữu lý lịch và bằng cấp cao nhất từng tới Việt Nam làm việc) bị VFF thanh lý không lâu sau đó. Khác nhiều lần trước, không vị lãnh đạo nào của VFF đứng ra bênh vực HLV Miura sau thất bại ngày 13/6. Một người đề cao sự thực dụng và dùng kết quả để đánh giá về công việc như nhà cầm quân người Nhật hẳn cũng hình dung phần nào về kịch bản chờ đợi ông, nếu U23 Việt Nam không vượt qua U23 Indonesia. Công Phượng cùng đồng đội từng vượt qua U23 Indonesia hồi tháng 3. Ảnh: Anh Tuấn Cơ hội “ngược dòng” của HLV Miura khá rộng mở. U23 Việt Nam từng thắng đối thủ này 1-0 ở trận giao hữu diễn ra hồi tháng 3, trước thềm Vòng loại U23 châu Á. Mặt khác, tâm trạng của các cầu thủ U23 Indonesia cũng không khá hơn Ngọc Hải, Hồng Quân cùng đồng đội, sau khi thua đậm 0-5 trước U23 Thái Lan. Vấn đề còn lại là HLV Miura sẽ phải giúp các học trò của ông thoát khỏi tâm lý suy sụp sau buổi chiều 13/6. Đội hình dự kiến: Văn Tiến - Mạnh Hùng, Tiến Dũng, Ngọc Thịnh, Đức Huy - Văn Toàn, Huy Hùng, Hữu Dũng, Ngọc Thắng - Công Phượng, Thanh Bình * 13h00 sân Kallang, U23 Việt Nam - U23 Indonesia Nguồn Zing