1. Biker chuyên nghiệp

    Trợ lực điện và trợ lực cơ, ưu và nhược điểm của từng loại

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 29 Tháng ba 2020.

    Hôm nay mình sẽ cùng anh em tìm hiểu về vấn đề mà chắc nhiều người vẫn còn đang thắc mắc về ưu nhược điểm của hệ thống trợ lực điện tử theo xe và trợ lực cơ. Và giữa 2 dạng trợ lực này, loại nào được xem là tốt hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

    Tro luc dien va tro luc co uu va nhuoc diem cua tung loai
    Trợ lực điện và trợ lực cơ, ưu và nhược điểm của từng loại.

    Tro luc dien va tro luc co uu va nhuoc diem cua tung loai - 2
    Trợ lực tên gọi chính xác phải là thanh giảm chấn Steering Damper, được hiểu đơn giản là một cánh tay đòn dẫn động qua lại bằng áp suất dầu giống như trên xe ô tô, giúp cho việc đánh lái trở nên ổn định và nhẹ nhàng hơn. Còn với mô tô – xe máy có tác dụng chính là làm cho tay lái trở nên ổn định hơn, đầm hơn khi chạy tốc độ cao nhưng cũng phần nào khó khăn trong việc đánh lái hơn.

    Tro luc dien va tro luc co uu va nhuoc diem cua tung loai - 3
    Trợ lực điện của Honda CBR1000RR, 2004.
    Theo thông tin mà mình tìm hiểu và cảm nhận được thì trợ lực điện là trang bị thường được lắp đặt trên xe như một món đồ tiêu chuẩn. Sử dụng cho những chiếc mô tô có công suất sức mạnh lớn và khả năng kiểm soát khó khăn.

    Công việc của hệ thống này là chống rung lắc vì nó sẽ tính toán được độ dầu từ tốc độ sử dụng thông qua việc xử lý các lệnh từ ECU. Và một điều chắc chắn rằng nó không đem lại rắc rối trong việc điều chỉnh lượng dầu như trợ lực cơ.

    Tro luc dien va tro luc co uu va nhuoc diem cua tung loai - 4
    Trợ lực điện của Kawasaki Ninja ZX-10R.

    Mặc dù vậy Trợ lực điện ít khi được sử dụng dành cho các mẫu xe đua. Lí do là vì nó không thể đáp ứng mức độ dầu như tay đua mong muốn vì khi lái xe ở tốc độ cao, tay đua cần độ dầu của trợ lực vượt quá tiêu chuẩn cho phép của trợ lực điện.

    Bởi trợ lực điện cần có thời gian để tính toán và xử lý, nhưng đây được xem là khá chậm so với tốc độ cần có được trên đường đua. Do đó các tay đua đòi hỏi một hệ thống trợ lực có thể điều chỉnh độ dầu tức thời và không phải đợi việc thông qua ECU xử lý để tính toán.

    Tro luc dien va tro luc co uu va nhuoc diem cua tung loai - 5
    Trợ lực cơ Ohlins.

    Trên thị trường hiện, có rất nhiều trợ lực cơ với mẫu mã và thương hiệu khác nhau, đa dạng về giá thành cũng như song song với chất lượng. Các mẫu đa dạng được các giới trẻ lựa chọn từ giá sinh viên như Apido, Racing Boy, … hay tới các mặt hàng cao cấp như Ohlins, Hyper Pro, Matris, … giá thành có thể từ 1 triệu cho tới 20 triệu đồng.

    Tro luc dien va tro luc co uu va nhuoc diem cua tung loai - 6
    Trợ lực cơ HyperPro RSC.

    Ưu điểm so với trợ lực điện thì nó dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn cá nhân của người dùng, giúp tăng độ nặng nhẹ của lượng dầu theo ý muốn và chuyên sử dụng cho đường đua như chúng ta vừa đề cập ở trên.

    Tro luc dien va tro luc co uu va nhuoc diem cua tung loai - 7

    Tuy nhiên việc điều chỉnh theo ý muốn khi đang chạy xe hay tốc độ cao, khi rơi vào tay một người chưa thành thục thì mình xin lưu ý rằng đây thực sự là con dao 2 lưỡi. Vì nếu đang chạy xe mà bỏ 1 tay qua để điều chỉnh trợ lực, hành động này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và đặc biệt là trong các tình huống ở tốc độ cao.

    Và một số trường hợp là chúng ta hay "quên", khi đã điều chỉnh trợ lực ở mức độ nặng phù hợp cho đường trường với cung đường thẳng nhưng quên chỉnh nhẹ lại khi đi ở thành phố thì sẽ gây ra các sự cố ngoài ý muốn.

    Tro luc dien va tro luc co uu va nhuoc diem cua tung loai - 8

    Vì vậy đây là những thông tin mình tìm hiểu được về 2 dạng trợ lực cơ bản. Với thiết bị này nếu sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả rất tốt, nhưng nếu không nghiên cứu kỹ có thể gây nguy hiểm cho người lái xe. Bài viết hôm nay có thể còn nhiều thiếu sót nên mong anh em góp ý để hoàn thiện hơn.
    2banh
    2banh.vn
    Last edited by a moderator: 28 Tháng ba 2020