Động cơ của Suziki Viva 115 FI mới được thiết kế gọn nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ cứng và khả năng chống mài mòn tốt nhất Tạm biệt dải đất nắng gió nhất của miền Trung, chúng tôi về thủ đô Hà Nội trong những cơn mưa tầm tã, rồi từ đó ngược xứ Tuyên, lên miền cao nguyên đá Đồng Văn để chinh phục cột mốc Lũng Cú, điểm cuối cùng của hành trình tại “đầu trời ngất đỉnh Hà Giang”. Chặng cuối cùng thường là chặng đường nước rút, nhưng địa hình chinh phục cực Bắc của đất nước không cho phép chúng tôi vội vàng vì cung đèo dài hàng chục cây số nằm vắt mình trên sườn núi cheo leo như dải lụa buông giữa lưng chừng trời, vừa hiểm trở, vừa hấp dẫn. Những thử nghiệm cuối cùng cũng đã hoàn tất, đoàn chúng tôi thong dong trên cao nguyên đá nguyên sơ để có dịp nhìn lại toàn bộ chặng đường gần 20 ngày đã qua. Không một thay đổi bất thường nào về sức khỏe xảy ra với bốn tay lái ngoại trừ một cơn sốt nhẹ, không một sự cố nào với bốn chiếc xe ngoại trừ đôi lần thủng săm (ruột xe). Chúng tôi nói vui rằng: đã có một cuộc so tài bất phân thắng bại giữa sức người và khoa học kỹ thuật, trên khía cạnh ổn định và bền bỉ. Dăm ba chiếc kẹo chia vội cho lũ trẻ ven đường Ổn định Sự ổn định của một chiếc xe thường được đánh giá dựa vào các yếu tố: vận hành ở các dải tốc độ khác nhau, khả năng ôm cua, phanh và động cơ. Tuyến đường Hồ Chí Minh dẫn chúng tôi trở ra Bắc dưới cơn mưa tầm tã và gió lớn từ sự ảnh hưởng của cơn bão số 2. Trong điều kiện này, Viva mới đã đồng thời vượt qua hai thử thách: chạy xe ở tốc độ cao trên quãng đường dài và chịu sức cản của gió từ phía trước và hai bên xe. Nhờ sự phân bố trọng lượng lên hai trục bánh xe một cách hợp lý nên dù khối lượng xe khá nhẹ nhưng ở tốc độ cao xe vẫn cho cảm giác khá an toàn, đầu xe không có hiện tượng bị nâng lên và liệng, việc đánh lái dễ dàng và chính xác. Những yếu tố như mưa, mặt đường trơn trượt, tác động của gió rất dễ làm xe bị lệch lái, khó kiểm soát hay thậm chí là mất lái. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không xảy ra ở Viva mới. Khung xe chắc chắn giúp xe luôn cho cảm giác đầm chắc, dễ kiểm soát trọng tâm và khả năng bám đường rất tốt. Địa hình đồi núi là phép thử hoàn hảo cho Viva Gần 30km đường từ thành phố Tuyên Quang tới Hàm Yên là một thử thách khiến bất cứ tay lái nào cũng phải ngán ngẩm. Mặt đường bị cày nát bởi những chiếc xe tải hạng nặng tạo ra những hố sâu liên tiếp, và không quá khi nói rằng chẳng còn chỗ nào bằng phẳng để mà đi. Tuy nhiên, với chúng tôi đây là cơ hội tuyệt vời để thử thách sự ổn định về thân xe và hệ thống giảm xóc của Viva mới. Trong điều kiện đường sá như vậy, thân xe bị giằng xé rất mạnh bởi các lực tác dụng lên xe theo nhiều hướng khác nhau trong quá trình xe chạy mà nếu không ổn định sẽ dễ dẫn tới các hiện tượng như khó kiểm soát xe, đánh lái không chuẩn. Tuy nhiên, Viva mới không hề cho thấy bất cứ cảm giác lỏng lẻo, xô lệch hay những tiếng phát ra từ các chi tiết bị ép, bị xoắn. Ngược lại, nó luôn chắc chắn, trọng tâm xe nhanh chóng trở lại thế cân bằng. Mặt đường đầy bùn trơn trượt ở ngay góc cua là thử thách với bất cứ tay lái nào Gần 30km đó cũng là một thử thách thực sự cho hệ thống giảm xóc của Viva mới. Trước những pha đầu xe bị chúi xuống một hố sâu một cách bất ngờ, hai thụt trước bị nén xuống tối đa một cách đồng đều, đồng thời hấp thụ cũng như triệt tiêu phần lớn lực dao động của thân xe một cách êm ái. Tiếp theo là gần 150km đường đồi núi, mặc dù hạn chế về chiều rộng của lốp khiến độ bám của bánh xe khi ôm cua bị giảm nhưng hệ thống giảm xóc chắc chắn và ổn định đã góp phần tạo nên những pha ôm cua gấp không thể tốt hơn đối với một dòng xe số phổ thông như Viva 115 FI. Đánh giá về tính ổn định, không chỉ xét tới khía cạnh khung sườn và hệ thống phuộc nhún, mà còn muốn nói đến quá trình vận hành của động cơ. Trao đổi kinh nghiệm khi lái xe đường đèo dốc Trước tiên, chúng tôi sẽ nói tới sự ổn định về khả năng làm mát động cơ. Cái nắng tháng 6 như thiêu như đốt sẽ là trở ngại lớn đối với bất cứ xe gắn máy có động cơ làm mát bằng gió tự nhiên nào. Đây là kiểu làm mát cổ điển, nhiệt độ động cơ phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường, tốc độ, thời gian di chuyển và thiết kế cánh yếm. Như đã phân tích yếu tố thiết kế cánh yếm của Viva mới có khả năng hướng luồng gió mát đi qua phần lốc máy rất tốt trong bài “Bình cũ, nhưng rượu đã mới” trên Autocar Vietnam số 32. Bên cạnh đó là khả năng giảm ma sát mài mòn ở các cơ cấu pít-tông/xy-lanh, trục khuỷu/thanh truyền, cơ cấu phối khí giúp động cơ sinh nhiệt ít hơn, mát hơn đã được phân tích chi tiết trong bài “Tiết kiệm và mạnh mẽ” ở Autocar Vietnam số 33. Những pha ôm cua không thể hoàn hảo hơn với một chiếc xe phổ thông như Viva 115 FI Những điều này đã làm nên sự khác biệt về sự ổn định nhiệt độ động cơ của Viva mới so với các đối thủ khác, đó là ổn định trong mọi điều kiện vận hành từ nhiệt độ môi trường lên tới 40 độ C, tốc độ di chuyển thấp khi leo dốc và chinh phục bãi cát, hay việc chạy xe ở tốc độ cao trong nhiều giờ liên tục. Tiếp theo là khả năng ổn định về công suất và mô-men xoắn. Sự ổn định về nhiệt độ động cơ là cơ sở giúp động cơ Viva mới luôn phát huy công suất tối ưu trong mọi điều kiện vận hành từ đường trường, đường đồi núi hay off-road khi kết hợp với hệ thống phun xăng điện tử mới nhất. Bằng chứng là, Viva mới luôn thể hiện một nội lực dồi dào ở tất cả các thử thách mà đoàn Autocar Vietnam Roadtrip 2 đặt ra như bán đảo Sơn Trà với những khúc cua gắt, độ dốc lớn hay trên đỉnh trạm VHF của đèo Hải Vân với những triền dốc mang tính off-road hoàn toàn. Song, đỉnh cao của sự ổn định của sức mạnh và độ bốc của Viva mới chỉ được thể hiện ở màn “đào cát” ven biển Bố Trạch (Quảng Bình) và gần 150km vượt đèo dốc tới Lũng Cú. Bền bỉ Đối với một chiếc xe như Viva 115 FI thì việc tiết kiệm nhiên liệu, chạy ổn định là chưa đủ, nó cần phải bền bỉ qua thời gian sử dụng (ít nhất cũng phải sánh ngang với mẫu Viva 110 một thời). Tuổi thọ (độ bền) của một chiếc xe có thể hiểu một cách đơn giản là khoảng thời gian (quãng đường) chạy xe được tính tới thời điểm phải bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa, cũng như tần suất và mức độ thực hiện các khâu đó. Thời gian này thường được xác định bằng sự mài mòn của các chi tiết chính như cụm pít-tông/xy lanh, trục khuỷu, cơ cấu phối khí của động cơ hay hộp số, ly hợp,… của hệ thống truyền lực. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của xe có thể kể tới như: thiết kế chế tạo, điều kiện sử dụng, chế độ khai thác, chất lượng bảo dưỡng sửa chữa và kỹ thuật lái xe. Hơn 3.000km vận hành liên tục trong 20 ngày có thể nói là dài, nhưng vẫn là khiên cưỡng nếu nói bằng chừng ấy trải nghiệm đã đủ kết luận là Viva mới có bền hay không. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy đã có những yếu tố công nghệ cũng như minh họa thực tiễn cho thấy chiếc xe này hoàn toàn có thể là người bạn đường chung thủy. Nghỉ chân trên đèo Mã Pì Lèng huyền thoại Trước hết là ở thiết kế, chế tạo. Động cơ của Viva mới được thiết kế gọn nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ cứng và khả năng chống mài mòn tốt nhất. Cụ thể là, pít-tông làm từ vật liệu hợp kim nhôm vừa có khả năng tản nhiệt tốt để chống hiện tượng kích nổ và bó máy vừa giúp giảm khối lượng nên giảm được lực ép lên thành xy-lanh dẫn tới giảm mài mòn, nâng cao thời gian và quãng đường sử dụng xe. Ngoài ra, khi xét tới tỷ số S/D (hành trình/đường kính pít-tông) của Viva mới là 55,4/51 (~1,086) so với 57,9/50 (1,158) của Sirius FI chúng ta dễ thấy, động cơ của Viva mới có đường kính pít-tông lớn hơn nhưng hành trình của pít-tông lại nhỏ hơn. Đây là thiết kế của những động cơ hiện đại, có tác dụng tăng số vòng quay của trục khuỷu nhưng không làm tăng vận tốc trượt của pít-tông giúp giảm đáng kể sự mài mòn và tăng tuổi thọ của cặp pít-tông/xy-lanh. Cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của nước Việt là nơi kết thúc hành trình xuyên Việt với hơn 3.300km của chúng tôi Việc giảm kích thước của trục khuỷu đòi hỏi vật liệu sử dụng phải rất cứng vững, các bề mặt ổ trục, cổ trục, cổ khuỷu cần được gia công theo phương pháp đặc biệt nhằm tăng độ cứng bề mặt và chống mài mòn cao. Đây có thể gọi là cuộc cách mạng trong thiết kế trục khuỷu trên xe máy của Suzuki, không những có tác dụng giảm kích thước động cơ, giảm thể tích đáy các-te, dẫn tới thể tích dầu bôi trơn hay giảm thất thoát cơ năng mà nó còn giảm mài mòn do ma sát từ các bề mặt có vận tốc chuyển động tương đối rất lớn, vì vậy tăng độ bền cho động cơ. Cơ cấu phối khí của Viva mới sử dụng cò mổ dạng con lăn cũng là một yếu tố về kết cấu giúp giảm mài mòn giữa con lăn và vấu cam, vì vậy mà khe hở nhiệt sẽ ít bị thay đổi, thời gian cần phải điều chỉnh, sửa chữa kéo dài hơn. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp giảm tải lên xích cam cũng sẽ giúp chi tiết này lâu bị rão (gây kêu, rung) và tránh rơi vào tình huống phải thay thế sớm. Điều cuối cùng trong kết cấu của động cơ của Viva mới là việc sử dụng lọc dầu giúp tăng thời gian mỗi lần thay dầu và hạn chế những mạt kim loại sinh ra trong quá trình hoạt động từ các vị trí có chuyển động tương đối quay ngược trở lại làm tăng mài mòn bề mặt các chi tiết khác. Trên ôtô, đây là chi tiết bắt buộc phải có để tăng thời gian thay dầu bôi trơn và tuổi thọ của động cơ. Lọc khí trên đường vào cũng được cải tiến với chất lượng lọc tốt hơn giúp không khí lưu thông tốt và tăng khả năng lọc bụi giúp động cơ ít bị hiện tượng tạo muội than bám vào mặt trên pít-tông, bugi, bề mặt và đế xu-páp,… Thứ hai là điều kiện sử dụng. Ảnh hưởng của đường sá đến quá trình làm việc của xe được biểu thị bằng loại đường, tính chất mặt đường, độ dốc, tiết diện dọc của đường và mật độ giao thông trên đường. Trên toàn bộ hành trình của Autocar Vietnam Roadtrip 2, Viva mới luôn được đẩy lên giới hạn cao nhất ngay khi có thể. Và cách tốt nhất để “thử lửa” cho chiếc xe là những dạng địa hình khác nhau, từ đồng bằng tới đồi núi, từ đường giao thông sang off-road. Thiết bị GPS rời được sử dụng song song với GPS gắn trực tiếp vào xe để đối chiếu dữ liệu Hành trình Autocar Vietnam Roadtrip 2 được thực hiện vào giữa tháng 6, thời điểm nóng nhất trong năm, cộng thêm gia vị gió Lào trên dải đất miền Trung càng khiến cuộc trải nghiệm trên chiếc Viva mới trở nên khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ môi trường cao khiến khả năng truyền nhiệt của động cơ kém dễ dẫn tới kích nổ, cường độ mòn của các chi tiết lớn, hiệu quả sử dụng nhiệt kém làm giảm công suất động cơ. Tuy nhiên, động cơ của Viva mới không hề cho thấy biểu hiện bất thường nào về công suất cũng như các chi tiết trong động cơ như quá nhiệt, rơ rão hay bó máy. Km 0 cốt chuẩn quốc gia 104,499m tại Hà Giang Trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy, các chi tiết đều phải hoạt động hết khả năng và sự mài mòn cũng là rất lớn. Nhưng chiếc Viva mới đồng hành cùng chúng tôi giống như những vận động viên thể thao đang thi những phần thi phối hợp đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, khả năng chịu đựng cao và độ bền bỉ tuyệt vời. Theo autocarVN