1. Biker cấp 4

    Theo quy định thì CSGT không được xông ra giữa đường thổi phạt

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 7 Tháng bảy 2015.

    Các bác chạy xe gắn máy nhiều năm nhưng có khi không nắm hết luật. Hôm nay em thấy có bài viết trên báo Thanh niên khá hay về chuyện: CSGT không được xông ra giữa đường thổi phạt. Hy vọng bài báo này sẽ giúp các bác rõ hơn.
    Theo quy dinh thi CSGT khong duoc xong ra giua duong thoi phat
    Trước băn khoăn của bạn đọc về việc không ít trường hợp CSGT bất ngờ xông ra giữa đường huơ gậy bắt xe vi phạm gây nguy hiểm cho người đi đường và cả CSGT, đại tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67), Công an TP.HCM đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên.

    Ông cho biết: Theo quy trình tuần tra kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm thì cán bộ chiến sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khi kiểm soát tại một điểm trên đường phải đứng ở vị trí thích hợp trên vỉa hè, mép phần đường xe chạy, vạch kẻ đường để phân làn, phân tuyến xe chạy hoặc dải phân cách… Nhưng khi ra hiệu lệnh dừng phương tiện vi phạm phải đảm bảo an toàn cho người vi phạm cũng như các phương tiện tham gia giao thông khác và cả bản thân cán bộ chiến sĩ.

    CSGT (thường đi từ 2 – 3 xe mô tô chuyên dùng) TTKS không được lập chốt đứng hơn 15 phút mà phải thường xuyên TTKS trên đường; ngoại trừ lực lượng có kế hoạch được lãnh đạo phê duyệt thực hiện chuyên đề bắn tốc độ, xử lý nồng độ cồn, quá tải… mới được phép đứng tại một địa điểm nào đó thích hợp, thuận lợi trong thời gian dài để thi hành nhiệm vụ.
    Theo quy dinh thi CSGT khong duoc xong ra giua duong thoi phat - 2
    Việc CSGT bất ngờ xông ra giữa đường chĩa gậy vào người đang tham gia lưu thông, gây nguy hiểm cho người đi đường; hoặc giữ giấy tờ nhưng không lập biên bản, giật chìa khóa xe của người vi phạm thì có đúng quy trình không, thưa ông?

    PC67 đã chỉ đạo chỉ huy các đội nghiêm cấm việc CSGT bất ngờ lao ra giữa đường dùng gậy ra hiệu lệnh yêu cầu dừng phương tiện vi phạm vì hành vi này rất dễ gây nguy hiểm cho người vi phạm, người đi đường khác và cả cho bản thân CSGT.

    Ngoài ra, CSGT tuyệt đối không được giật chìa khóa xe của người vi phạm hoặc giữ giấy tờ xe vi phạm mà không lập biên bản vi phạm.

    Đối với lực lượng CSGT của Công an TP.HCM, họ thường xuyên được tập huấn quy trình TTKS, điều lệnh Công an nhân dân, văn hóa ứng xử khi thực nhiệm vụ.

    Mặc dù thường xuyên nhắc nhở nhưng thực tế vẫn xảy ra những điều mà người dân bức xúc như nói trên. Vậy PC67 có biện pháp gì để xử lý đến nơi đến chốn những CSGT vi phạm những điều nói trên?

    Quan điểm của lãnh đạo PC67 là kiên quyết không bao che mà xử lý nghiêm đối với những CSGT vi phạm. Hiện nay, cả ngày lẫn đêm lực lượng kiểm tra điều lệnh của Bộ Công an, Công an TP.HCM và PC67 thường xuyên đi kiểm tra xử lý.

    Tổ kiểm tra điều lệnh của PC67 cũng vừa phối hợp với lực lượng kiểm tra điều lệnh của Công an TP.HCM tổ chức lực lượng công khai và lực lượng mặc thường phục kiểm tra xử lý CSGT vi phạm; kể cả việc sử dụng camera ghi hình để xử lý nếu CSGT nào vi phạm.

    Từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng Tổ kiểm tra điều lệnh của PC67 đã xử lý hàng chục trường hợp CSGT thực hiện không đúng quy trình và điều lệnh Công an nhân dân.

    PC67 với tinh thần cầu thị, lắng nghe để chấn chỉnh nên mong muốn nhân dân phát hiện CSGT nào thực hiện không đúng quy trình, hoặc có hành vi tiêu cực thì liên hệ, phản ánh trực tiếp với PC67 qua số ĐT nóng: 08.38387521 hoặc gửi đơn thư về trụ sở PC67 (số 341 Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1) để chúng tôi giải quyết, xử lý.

    Sau khi xác minh, nếu có dấu hiệu vi phạm, PC67 sẽ xử lý nghiêm cán bộ chiến sĩ vi phạm quy định của ngành.
    Mời các bác xem bài gốc ở đây.
    Nguồn Báo Thanh niên / Đàm Huy
    2banh
    2banh.vn