1. Không chuyên nghiệp nhưng là chuyên gia tạo nghiệp

    Tại sao đèn xi nhan luôn có màu vàng cam chứ không phải màu sắc khác

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 23 Tháng mười một 2022.

    Đối với hầu hết dòng xe trên thế giới hiện nay, bất kể xe máy lẫn xe hơi đều được nhà sản xuất trang bị sẵn hệ thống đèn xi nhan (đèn báo rẽ) luôn có màu vàng cam đặc trưng. Rõ ràng các màu sắc khác nhau khi được phối lên xi nhan sẽ đem đến nét đẹp đặc sắc riêng cho từng cho xe, nhưng tại sao các nhà sản xuất vẫn luôn luôn trung thành với tông màu xi nhan màu vàng cam?

    Tai sao den xi nhan luon co mau vang cam chu khong phai mau sac khac
    Tại sao đèn xi nhan luôn có màu vàng cam chứ không phải màu sắc khác

    Tai sao den xi nhan luon co mau vang cam chu khong phai mau sac khac - 2
    Tai sao den xi nhan luon co mau vang cam chu khong phai mau sac khac - 3
    Tông màu vàng cam mà chúng ta vẫn thường thấy ở trên xi nhan của xe máy và xe hơi thực tế là tông của hổ phách (loại đá quý có nguồn gốc từ nhựa cây). Theo như mình tham khảo, quy định bắt buộc trang bị đèn xi nhan có tông màu vàng cam của hổ phách cho các phương tiện dân dụng được khởi xướng lần đầu tiên tại Mỹ năm 1963 và tới bây giờ đã lan rộng đến tất cả đất nước trên thế giới (trừ Thuỵ Sĩ và New Zealand).

    Tai sao den xi nhan luon co mau vang cam chu khong phai mau sac khac - 4
    Giai đoạn bùng nổ của trào lưu sử dụng đèn xi nhan màu vàng cam hổ phách rơi vào khoảng những năm 1990. Khi một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng người điều khiển phương tiện phía sau sẽ có sự nhạy cảm nhất định đối với tín hiệu rẽ màu vàng cam hổ phách của xe phía trước khi thấy đèn xi nhan, ngay lập tức người điều khiển phương tiện phía sau sẽ đưa ra phản xạ để hạn chế va chạm.
    Kết quả của nghiên cứu này được đưa ra dựa trên tác động của bước sóng ánh sáng màu sắc đối với thị giác của con người. Theo các nhà khoa học, màu vàng cam hổ phách có bước sóng ánh sáng là 592 Nm.

    Tai sao den xi nhan luon co mau vang cam chu khong phai mau sac khac - 5
    Biểu đồ bước sóng ánh sáng của màu sắc, đo đạt dựa trên đơn vị Nm
    Các màu sắc từ tím đến xanh có bước sóng ánh sáng quá thấp, thường hội tụ ngay ở võng mạc. Dễ gây cảm giác bị nhòe khi tập trung nhìn vì rất tối. Khi điều kiện tầm nhìn bị giảm, các màu sắc có bước sóng ánh sáng thấp còn khiến người nhìn giảm khả năng nhận diện tín hiệu.

    Nhưng nếu thay thế màu vàng cam của hổ phách bằng các màu sắc có bước sóng ánh sáng cao hơn 600 Nm cho đèn xi nhan thì sẽ dễ khiến cho những người nhìn bị chói mắt, giảm tốc độ nhận diện tín hiệu để các phương tiện xung quanh phản ứng lại. Đồng thời khả năng thông báo tín hiệu xi nhan của tông màu vàng cam hổ phách cũng ưu việt hơn so với các màu sắc có bước sóng ánh sáng trên 600 Nm, dưới điều kiện ánh nắng mặt trời.

    Tai sao den xi nhan luon co mau vang cam chu khong phai mau sac khac - 6
    Ở nước ta, Bộ giao thông vận tải Việt Nam quy định rằng đèn báo rẽ phải có ánh sáng màu cam vàng hổ phách hoặc màu đỏ. Tuy nhiên, đối với những xe có đèn báo rẽ và đèn chiếu hậu đặt gần nhau thì người sử dụng không nên lắp đèn báo rẽ màu đỏ nhằm hạn chế tình trạng phương tiện phía sau bị nhầm lẫn đèn hậu và đèn báo rẽ.

    Cũng theo quy định của Bộ GTVTVN, đèn báo rẽ phải có tần số chớp (nháy) trong khoảng 60-120 lần/phút, diện tích bề mặt chiếu sáng của mỗi đèn báo rẽ không nhỏ hơn 7 cm vuông. Khi lắp đặt, sử dụng xi nhan không đúng quy định của Bộ thì sẽ người điều khiển sẽ bị phạt theo điểm c, Khoản 4, Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

    Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
    2banh
    2banh.vn
    Last edited by a moderator: 23 Tháng mười một 2022