1. Biker cấp 4

    Hợp đồng xuất ngoại của cầu thủ HAGL không đơn thuần chỉ là chuyên môn

    Thảo luận trong 'Mê bóng đá' bắt đầu bởi , 30 Tháng mười hai 2015.

    Dù là những cầu thủ được đánh giá hàng đầu Việt Nam nhưng Xuân Trường, Công Phượng hay Tuấn Anh cũng sẽ rất khó để cạnh tranh một suất đá chính ở môi trường mới. Do đó, ngoài tính chuyên môn, bản hợp đồng của 3 ngôi sao này cũng lấp ló những tính toán dài hơi của những đội bóng chủ quản.
    Hop dong xuat ngoai cua cau thu HAGL khong don thuan chi la chuyen mon
    Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường hưởng lợi nhiều khi xuất ngoại…

    Đầu tiên có thể khẳng định Tuấn Anh, Công Phượng và Xuân Trường là những người hưởng lợi trực tiếp từ những bản hợp đồng xuất khẩu cầu thủ này.
    Hop dong xuat ngoai cua cau thu HAGL khong don thuan chi la chuyen mon - 2
    Bản hợp đồng xuất ngoại của cầu thủ HAGL không đơn thuần chỉ là chuyên môn

    Theo đó khi chuyển san thi đấu tại J.League 2 của Nhật Bản hay K.League của Hàn Quốc 3 ngôi sao của HAGL sẽ được tiếp xúc và làm quen với một môi trường bóng đá có sự chuyên nghiệp hơn V.League của Việt Nam rất nhiều.

    Từ việc tiếp xúc, học tập và cạnh tranh một suất đá chính tại môi trường này sẽ giúp Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường trưởng thành hơn. Bởi 2 cầu cầu thủ của HAGL là Tuấn Anh và Công Phượng sẽ thi đấu tại J.League 2 trong một mùa giải. Trong khi đó Xuân Trường sẽ gắn bó 2 năm với giải đấu hàng đầu tại Hàn Quốc.

    Tại xứ sở Kim chi, tiền vệ người Tuyên Quang cũng được biệt đãi khi có cơ hội ra sân trong số 40% số trận đấu của Incheon United điều mà có lẽ cả Tuấn Anh và Công Phượng sẽ phải mơ ước trong màu áo các CLB tại J.League 2. Do vậy, đây sẽ là quãng thời gian quý báu những cầu thủ này học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thi đấu, tăng cường sự hiểu biết từ một nền bóng đá chuyên nghiệp.

    Bởi có một thực tế rõ ràng, với trình độ của Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường – dù nhận được những lời khen ngợi hết sức bóng bẩy trong thời gian qua. Nhưng nói như cựu HLV Lê Thụy Hải thì ở Việt Nam chưa có cầu thủ nào đủ trình để có thể giành suất đá chính tại J.League 2 chứ đừng nói đến K.League. Ở độ tuổi Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường, thì ở Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều cầu thủ xuất sắc hơn rất nhiều. Do đó chuyến xuất ngoại này dù lý do là gì thì cũng rất tốt cho các cầu thủ.

    Bên cạnh việc học hỏi được thêm nhiều chuyên môn từ một nền bóng đá phát triển. Thông qua bản hợp đồng xuất ngoại này cả Tuấn Anh, Công Phượng và Xuân Trường đều có một nguồn thu nhập ổn định và cao hơn so với những gì nhận được khi thi đấu ở trong nước. Theo tìm hiểu, 3 ngôi sao của HAGL sẽ nhận mức lương từ 3.000 USD/tháng tại đội bóng mới (gần 70 triệu đồng). Đó là chưa kể tỷ lệ % các cầu thủ này được hưởng từ bản quyền hình ảnh, thưởng, phí chuyển nhượng… Đây sẽ là khoản tích lũy không nhỏ để các cầu thủ này có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau trong tương lai.

    … con tính của những CLB chủ quản

    Như đã nói ở trên, dù là những cầu thủ được đánh giá hàng đầu Việt Nam nhưng Xuân Trường, Công Phượng hay Tuấn Anh cũng sẽ rất khó để cạnh tranh một suất đá chính ở môi trường mới. Do đó, ngoài tính chuyên môn, bản hợp đồng của 3 ngôi sao này cũng lấp ló những tính toán dài hơi của những đội bóng chủ quản.

    Với HAGL, khi để 3 ngôi sao của mình xuất ngoại, bầu Đức cũng sẽ nhận được nhiều thứ. Đó là những mối quan hệ làm ăn kinh tế mới, những bản hợp đồng kinh tế lớn. Ông chủ đội bóng phố Núi có thể thông qua những mối quan hệ này để đưa những sản phẩm của HAGL thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Với Incheon United, trước khi ký hợp đồng với Xuân Trường, đội bóng này cũng đã tính toán đến việc khai thác giá trị thương mại của tiền vệ người Tuyên Quang. Thông qua bản hợp đồng với Xuân Trường, lãnh đạo của Incheon United chia sẻ hy vọng sẽ gắn bó hơn tình đoàn kết Việt – Hàn trong mọi lĩnh vực, trong đó có giao lưu văn hóa, du lịch và tất nhiên cả kinh doanh... do đó, trong buổi lế ký hợp đồng của Xuân Trường có cả sự xuất hiện của Giám đốc Sở Thể thao và du lịch thành phố Incheon.

    Lãnh đạo của Incheon United cũng hy vọng với sự góp mặt của Xuân Trường sẽ giúp CLB lối kéo người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc đến sân theo dõi họ thi đấu. Thông qua đó, sẽ thu tiền từ việc bán các sản phẩm lưu niệm. HIện ở tỉnh Gyeonggi có khoảng 15.000 người Việt Nam, và Incheon United kì vọng sẽ có 10% trong số ấy đến xem CLB chơi bóng nhờ Xuân Trường.

    Tương tự Mito Hollyhock và Yokohama FC cũng có những tính toán nhằm khai thác tiềm năng từ 2,172,892 kiều bào Việt Nam đang làm ăn, sinh sống và du học tại Nhật Bản. Trong buổi lễ ký hợp đồng của Tuấn Anh và Công Phượng đại diện của Mito Hollyhock và Yokohama FC cũng đã công khai ý định thu hút fan hâm mộ là Việt Nam đến sân theo dõi họ thi đấu trong mùa giải mới.

    Bên cạnh đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam về vấn đề xuất khẩu lao động, điểm đến của các du học sinh hay những người muốn xuất ngoại sinh sống. Đây cũng là lý do để những người quản lý bóng đá ở hai nước này buộc phải chú ý hơn đến Việt Nam, đến việc thu hút fan Việt.

    Không chỉ muốn hút fan Việt Nam ở Nhật tới xem họ thi đấu, bộ đôi CLB J.League 2 thậm chí còn mong người Việt Nam ở dải đất chữ S sẽ xem họ qua truyền hình. Trong những năm gần đây, đại diện của J.League và K.League cũng đã xúc tiến với các đài truyền hình Việt Nam trong việc quảng bá thể thao, đặc biệt là bóng đá từ hai quốc gia này.

    Nguồn Hội mê bóng đá
    2banh
    2banh.vn