Mình tạo topic này để mọi người cùng chia sẽ kiến thức về thông số lốp, cũng như giải đáp thắc mắc về mọi kích cỡ lốp hợp lí cho xe cưng của mình. Ai rành thì post lên rồi mình sẽ edit bài lại cho dễ tham khảo nha. Mà mình không hiểu lắm mọi người chỉ giáo full về cái này? Vi dụ e đi Ex thấy thông số bánh sau 100/70-17, trc 70-80-17
Mình lấy ví dụ của bạn giải thích luôn nhé: Bánh sau của bạn 100/70-17: 100: là độ rộng của lốp xe (tính bằng mm) Độ rộng của lốp (gạch đỏ) 70: là tỉ lệ % của độ cao của bành xe so với độ rộng của bánh( 70% so với 100mm = độ cao của bánh xe của bạn là 70mm Chiều cao của lốp (gạch đỏ) Cuối cùng 17: là đường kính của bánh xe (tính bằng inch) Đường kính lốp (gạch đỏ)
Bổ sung những cái còn thiếu! Khi nhìn bên hông vỏ xe. Bạn sẽ thấy những thông tin sau: 1. Dòng chử và số 120/70 ZR 17: Số 120/70 và 17 bạn trên kia nói rồi. Mình xin giải thích 02 chử ZR. Chử Z là ký hiệu chỉ tốc độ tối đa mà vỏ xe còn giữ được độ ổn định. Bảng mã tốc độ chi tiết như sau: Ký hiệu thứ 2 là chử R. Chử này chỉ cấu trúc lớp lót nền cấu tạo của vỏ xe. R đại diện cho Radial và B đại diện cho Bias. Radial: Vỏ xe có lớp lót nền (lớp số 3) theo dạng đồng tâm. Bias: Vỏ xe có lớp lót nền (lớp màu vàng) theo dạng chéo Hình minh họa lớp lót nền Radial và Bias (lớp màu vàng dưới cùng) Vậy thì sự khác nhau giữa 2 lớp lót nền này là gì? Chúng ta nên chọn loại nào? Mời các bạn xem bảng so sánh sau: So sánh lốp Radial và Bias 2. Áp suất vỏ xe: Áp suất vỏ xe cho ta biết áp suất khí tối đa mà ta có thể bơm vào vỏ xe. Áp suất tối đa tính bằng đơn vị PSI (Pound/Square Inch) 1 Pound/Square Inch = 0.0703 Kilogram/Square Centimeter 1 Kg/cm2 = 14.2 PSI 3. Chiều quay của vỏ xe: Chiều quay của vỏ xe chỉ định chiều lắp vỏ xe sao cho đúng chiều quay của bánh xe khi ta di chuyển theo hướng xe chạy tới. Một số vỏ xe không qui định chiều quay của vỏ xe thì ta có thể lắp chiều nào cũng được. Một số vỏ có chỉ định 2 chiều lắp dành cho bánh trước và/hoặc bánh sau xe. Một số vỏ chỉ qui định một chiều lắp mà thôi. Việc lắp đúng chiều quay của vỏ xe rất quan trọng. Nó đảm bảo độ bám đường cũng như độ bền của vỏ xe (theo đúng ý định thiết kế của nhà sản xuất). Trong trường hợp lắp sai chiều quay, ta dễ bị các trường hợp vỏ bám đường không tốt gây trượt bánh hoặc tuổi thọ của vỏ giảm đáng kể. 4. Ngày sản xuất của vỏ xe và tam giác chỉ định áp suất vỏ xe: Ngày sản xuất của vỏ xe thường được đóng chìm trong khung hình bầu dục như hình trên. Ngày sản xuất sẽ được ghi dưới dạng 04 chử số. Ví dụ như trong hình là 1702. Ý nghĩa của các chử số này như sau: - 02 chử số đầu (17): Chỉ số thứ tự của tuần trong năm mà vỏ được sản xuất. Số 17 tức vỏ được sản xuất tuần thứ 17 trong năm (tức khoảng tháng 4 của năm). - 02 chử số sau (02): Chỉ năm sản xuất vỏ. Số 02 tức vỏ sản xuất năm 2002. Thường hạn sử dụng của vỏ xe thường trong khoảng 1 - 2 năm tính từ ngày sản xuất. Khi mua các bạn nhớ lưu ý điều này. Có những vỏ xe còn mới 100% nhưng do lưu kho quá lâu nên cao su bị chai và mất tính ổn định. Điều này dẫn đến khi chạy nhanh vỏ sẽ bị bong tróc và gây tai nạn. Thường bên nước ngoài. Sau khi hết hạn vỏ xe sẽ bị tiêu hủy và tái sản xuất. Nhưng ở VN thì khác. Tâm lí người dùng chỉ cần biết vỏ còn mới là được chứ không chú ý tới ngày sản xuất. Các nhà nhập khẩu VN cũng hay đi nước ngoài thầu các lô hàng hết date để nhập về với giá "ve chai" và bán lại với giá "mới 100%" nhằm thu siêu lợi nhuận. Ngoài ngày sản xuất thì một số vỏ xe còn có tam giác chỉ áp suất hơi hiện tại của vỏ (như trong hình trên). Khi đỉnh của tam giác này chạm mặt phẳng ngang của mặt đường là lúc áp xuất trong vỏ không đủ, cần phải bơm thêm. FX125
Mình xin sửa một chút là cái hình tam giác trên hình có chữ "Tread wear indicator" tread là gai, wear là mòn, indicator là chỉ thị. Tại vị trí hình tam giác đó, ở bề mặt tiếp xúc giữa lốp với mặt đường, có một cái đường nổi lên. Khi mòn tới đường đó có nghĩa là gai lốp đã mòn tới giới hạn.:)
cái hình tam giác đó là báo hiệu lốp mòn mà...mòn tới tam giác là thay đc...mà chưa thấy ai xài tới chỗ tam giác cả..