1. Biker cấp 4

    Đến Quảng Nam ghé thăm bản làng trăm năm không biết đến tiền

    Thảo luận trong 'Phượt' bắt đầu bởi , 31 Tháng mười hai 2013.

    Ở nơi chỉ cách Lào chưa đầy một giờ băng bộ, A Tu gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Con người lớn lên giữa rừng già cũng tự nhiên như cây cỏ, sớm hôm vui với nương rẫy chẳng chút bon chen. Bao nhiêu thế hệ người Cơ Tu ở bản A Tu (xã Ch’Ơm, H.Tây Giang, Quảng Nam) lớn lên giữa bạt ngàn Trường Sơn mà không biết đến tiền.

    Già làng Tơngôl Yêng, 55 tuổi, niềm nở: “Lâu lắm rồi, A Tu mới lại có khách, xa quá mà. Ở lại với bố, uống rượu tà đinh, ăn con gà”. Hỏi già bây giờ mua rượu, gà ở đâu trong khi muốn mua hạt muối phải đi cả ngày đường. Ông hể hả: “Gà ta thả rẫy, rượu ta trèo cây đoác rót về, thiếu chi...”.

    Sinh ra và lớn lên ở A Tu, thuở nhỏ Tơngôl Yêng ở trong ngôi nhà được cho là dài nhất H.Tây Giang cùng cả dòng họ. Trong ngôi nhà này, cha ông là một Adol (phụ trách chung) điều hành 30 hộ gia đình (150 nhân khẩu) làm ăn, sinh hoạt. Thuở ấy, cả làng ở cùng nhà, ăn chung, làm chung. Sáng sáng vỡ đất trồng sắn, ngô, chiều về 150 con người cùng chung mâm cơm. Làm ăn tập thể, tự cung tự cấp nên họ cũng không cần đến tiền bạc làm gì.




    Den Quang Nam ghe tham ban lang tram nam khong biet den tien
    Bình yên A Tu
    “Có tiền để làm chi, ta sinh ra lớn lên ở đây, không có tiền mà vẫn sống như pơ mu đấy. Lúa, sắn, ngô... ta trồng được. Con gà, con chó, con lợn... ta cũng nuôi được. Vậy là đủ ăn rồi”, nhấp chén tà đinh ấm môi, già Tơngôl Yêng tiếp lời: “Như ở dưới xuôi, có tiền thì mua được nhiều thứ. Chứ trong bản ta, có tiền cũng không biết để làm chi. Cần con rựa, con dao, cần hạt muối... mình có thể lấy sắn, ngô đổi được mà”.

    Vẫn có trong bản nhưng tổng lượng tiền ở A Tu còn ít hơn của một chủ cửa hàng nhỏ dưới xuôi. Hỏi bất cứ người dân nào, chúng tôi cũng đều nhận được cái lắc đầu: “Không có tiền”. Ban đầu, chúng tôi tự hỏi, nếu không có tiền thì người ta sẽ mua bán bằng gì. Hóa ra người dân dùng sản vật nông nghiệp. Khi cần họ có thể đổi của làm ra để lấy về muối, bột ngọt, xà phòng... Người A Tu không dùng từ “bán” mà là “đổi”. Anh Tơngôl Hương (30 tuổi) nói: “Vào rừng kiếm được chai mật ong, củ sâm, mình về thị trấn đổi gạo, muối rồi gùi về nhà, dành ăn đến hết mùa lúa. Có bữa trong nhà thiếu muối, mình bắt con chó đi đổi”.

    Den Quang Nam ghe tham ban lang tram nam khong biet den tien - 2
    Trẻ em A Tu

    Giữa bản A Tu là quầy tạp hóa của chị Pơ loong Thị Nhất (21 tuổi). Nói là quầy tạp hóa nhưng thực ra, thứ hàng chủ yếu vẫn là muối. Chị Nhất cho biết: “Hằng ngày, người dân vẫn thường lui tới quán mình để đổi sắn, ngô lấy muối. Đàn ông thì lấy sâm dây, sâm Ngọc Linh hoặc chai mật ong để đổi bánh kẹo, cá biển, chai rượu”. Sau khi đổi hàng cho người dân, chị Nhất lại đem những sản vật này về đổi tại một quán ngay trung tâm xã Ch’Ơm để tiếp tục lấy hàng về bản.

    Cũng xuất phát từ việc trao đổi hàng lấy hàng, người A Tu bao đời nay vẫn duy trì “con đường mã não” cắt sang Lào. Theo già Tơngôl Yêng, từ nhỏ ông thường vượt rừng sang bản Ka Đon (tỉnh Sê Kông, Lào) để đổi mã não lấy những tấm vải tút (một loại vải như thổ cẩm của người Cơ Tu) đem về. Từ những chuyến giao thương như thế, già đã có khá đông bạn bè bên Lào. Mỗi lần thiếu thốn, mùa lúa thất bát, già lại cắt rừng sang nhà bạn để xin heo, gà, bò về ăn. “Thiếu cái chi thì mình sang làng họ đổi, lấy về dùng. Chứ lấy tiền về không biết làm chi”, già Yêng thật bụng.

    Bây giờ ở A Tu đường giao thông đã về gần đến bản. Sự cách biệt với thế giới bên ngoài được rút ngắn nhưng làn sóng “mua được bằng nhiều tiền” vẫn chưa tác động đến ngôi làng này. Khi khách cho tiền, trẻ em trong bản vẫn ngơ ngác cầm từng tờ để ngắm một cách thích thú. A Tu vẫn còn in đậm cuộc sống tự cung tự cấp vốn có tự bao đời.
    2banh
    2banh.vn
  2. Hùng Chợ Lớn

    Hùng Chợ Lớn Biker cấp 2

    cái nhà sàn đẹp quá, zô đây chắc không khí mát mẻ lắm, toàn cây rừng mà :)
  3. Venus

    Venus Biker cấp 2

    k xài tiền, khỏe quá ta ơi :D
  4. phuthuy hoàng

    phuthuy hoàng Gái ngoan.

    thít nơi đây quá,