Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

  1. Biker mới

    CÓ NÊN TỰ TAY THIẾT KẾ VÀ LÀM CẦU THANG SẮT DẮT XE HAY MUA CÁI CÓ SẴN CỦA NHÀ SẢN XUẤT CHÍNH HÃNG

    Thảo luận trong 'Phụ tùng, phụ kiện xe máy' bắt đầu bởi , 28 Tháng chín 2020.

    Tỉnh thành:
    Toàn quốc
    Tình trạng:
    Mới
    Giá bán:
    0
    Số điện thoại:
    0835500247
    Địa chỉ:
    07 Trần Phú, Khóm 6, Phường 6, TP. Trà Vinh
    Điện thoại:
    Chưa cập nhật

    Đã bán

    CO NEN TU TAY THIET KE VA LAM CAU THANG SAT DAT XE HAY MUA CAI CO SAN CUA NHA SAN XUAT CHINH HANG
    Chào mọi người! Có nhiều người đang phân vân việc tự làm cầu dắt xe máy hay mua sẵn từ nhà sản xuất. Ngô Thành Lợi sẽ phân tích để mọi người có sự quyết định hơn.
    Tại sao cần thay thế dốc lên xe nhà bạn ? Nhu cầu mang xe máy ra vào nhà mỗi ngày là nhu cầu thiết yếu của hầu hết các hộ gia đình ở nhà liền thổ, đặc biệt là tại các đô thị, nơi diện tích nhà ở thường nhỏ và không có chỗ để xe riêng. Hiện nay có một số giải pháp để đưa xe ra vào nhà hàng ngày đang được các gia chủ áp dụng. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể từng giải pháp và ưu, nhược điểm của chúng nhé.
    1. Dốc xây bằng gạch, vữa hoặc bê tông:
    - Thường được xây dựng bởi thợ nề khi hoàn thiện công trình xây mới hoặc khi có cải tạo lớn. Vị trí của cầu thường là chính giữa bậc tam cấp và có bề rộng mặt cầu từ 20 đến 80 cm, tuỳ vào độ rộng của mặt tiền và ý muốn của gia chủ. Cốt bên trong của loại cầu này thường là gạch xây vữa hoặc đổ bê tông. Bề mặt có thể là vữa trát phẳng có cắt khe, rãnh hoặc ốp đá, gạch men và cũng được tạo rãnh hoặc bề mặt gồ ghề để chống trượt khi dắt xe lên. Chi phí để làm loại cầu này chủ yếu phụ thuộc vào kích thước của dốc và vật liệu hoàn thiện bề mặt. Chi phí có thể giao động từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng trên một công trình.
    Ưu điểm:
    - Kết cấu vững chắc;
    - Độ bền cao;
    - Không sợ mất trộm;
    - Kích thước linh hoạt tuỳ theo mong muốn gia chủ;
    - Có tính thẩm mỹ nếu được thiết kế hài hoà với tổng thể công trình.
    Nhược điểm:
    - Độ dốc thường không đảm bảo an toàn, do được thi công bằng kinh nghiệm của thợ nề và không đạt tiêu chuẩn;
    - Có thể bị trơn trượt khi trời mưa ướt nếu thiết kế và thi công không đạt tiêu chuẩn;
    - Thiếu tính linh hoạt do đã được xây cố định tại một vị trí;
    - Tính thẩm mỹ kém nếu được thiết kế và thi công không hài hoà với tổng thể công trình;
    - Thời gian thi công thường khá lâu, từ 1 đến 3 ngày;
    - Vướng víu lối đi nếu có kích thước quá to trong khi mặt tiền nhà lại nhỏ;
    - Thường phải lấn ra vỉa hè và phần diện tích công cộng nên có nguy cơ bị cắt bỏ bởi cơ quan quản lý.
    2. Cầu sắt hàn thủ công:
    - Thường được gia công bởi thợ cơ khí theo yêu cầu của gia chủ. Kết cấu phổ biến của loại cầu này gồm 2 phần. Phần mặt cầu được cấu tạo bởi một bộ khung hình chữ nhật và các nan đan theo chiều ngang với khoảng cách từ 5 đến 10 cm. Phần chân chống xuống đất với chiều cao bằng độ cao nền nhà, giúp đưa đỉnh cầu bằng với mặt nền nhà. Vật liệu chủ yếu là thép hình (V, hộp vuông) hoặc thép đặc vuông (1 cm x 1 cm) và được hàn lại với nhau. Bề mặt được sơn chống rỉ mầu nâu hoặc mầu ghi. Gần đây xuất hiện thêm loại cầu được hàn từ thép hộp mạ kẽm hoặc inox, cho trọng lượng nhẹ hơn hoặc bề mặt chống rỉ tốt hơn. Kích thước của loại cầu này cũng không có tiêu chuẩn nào, tuỳ thuộc vào sự tư vấn theo kinh nghiệm của người thợ hoặc ý muốn của gia chủ. Cầu sắt hàn thủ công cũng có nhiều biến thể tuỳ thuộc vào phương án sử dụng, theo áng chừng của gia chủ. Với những công trình có độ cao nền nhà thấp (khoảng từ 30 cm trở xuống), thì thường cầu sẽ được mang ra mang vào hàng ngày mỗi khi sử dụng. Trong khi ở những công trình có độ cao nền nhà cao hơn, chủ nhà thường lựa chọn phương án gắn cố định vào công trình. Chi phí để làm một chiếc cầu sắt phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và phương án lắp đặt vào công trình, thông thường giao động từ 250.000 đồng đến 3 triệu đồng.
    Ưu điểm:
    - Kết cấu khá chắc chắn nếu được gia công bằng vật liệu đạt tiêu chuẩn về độ dày;
    - Độ bền cao nếu được gia công bằng vật liệu đủ dày;
    - Có thể thiết kế riêng theo yêu cầu của từng công trình và/hoặc mong muốn của gia chủ;
    - Với những cầu có kích thước nhỏ thì có thể cất đi khi không sử dụng để tránh vướng víu lối đi vào nhà và diện tích công cộng
    - Có thể thu gọn 1 phần hoặc toàn bộ khi sử dụng phương án gấp lên hoặc đút âm vào nền nhà nếu được thiết kế kỹ và thuê thợ gia công lắp đặt tận công trình;
    Nhược điểm:
    - Tính an toàn kém, chiều dài cầu thường bị hụt do chỉ được tính toán dựa trên kinh nghiệm của bên gia công hoặc áng chừng của gia chủ;
    - Bề mặt trơn trượt, đặc biệt khi trời mưa ướt;
    - Thường to nặng và cồng kềnh vì phải làm bằng vật liệu dày và cần có chân đế. Vì vậy việc sử dụng hàng ngày rất vất vả, đặc biệt là với phụ nữ và người lớn tuổi;
    - Bị cong vênh khi sử dụng vật liệu mỏng và đan thưa;
    - Bị rỉ sét sau một thời gian sử dụng, ngay cả khi dùng thép hộp mạ kẽm hoặc inox, rỉ sét cũng sẽ xuất hiện ở các mối hàn;
    - Khi để trong nhà thường chiếm một diện tích khá lớn và không ngăn nắp do không thể gấp gọn;
    - Nguy cơ bị mất trộm cao.
    - Ngoài hai loại trên, một số gia đình còn tận dụng cả ván gỗ, cốp-pha đã qua sử dụng để làm dốc dắt xe ra vào nhà. Điều này là hết sức nguy hiểm, vì ván gỗ thường không chịu được tải trọng động của xe và rất trơn trượt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao cho người sử dụng.
    - Dốc Lên Xe Máy (Cầu Dắt Xe Máy) DôTA có 2 dòng sản phẩm gồm (1) Dốc Lên Xe Máy Eco, sản xuất từ thép hộp mạ kẽm hoàn thiện và (2) Dốc Lên Xe Máy Dura, sản xuất từ hợp kim nhôm máy bay. Tùy thuộc vào ĐỘ CAO THỀM NHÀ bạn, chiều dài của dốc sẽ được xác định cho phù hợp.
    - Dùng thước mét đo độ cao từ thềm nhà xuống vỉa hè hoặc mặt đường trước cửa nhà, nơi bạn cần đưa xe lên xuống. HÃY LIÊN HỆ 083 5500 247 (zalo) MÌNH SẼ TƯ VẤN GIÚP BẠN CHỌN LOẠI PHÙ HỢP NHẤT
    2banh
    2banh.vn
    hoangminhtam191180 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.