1. Biker cấp 1

    Chuyện không phải ai cũng biết....

    Thảo luận trong 'Mê bóng đá' bắt đầu bởi , 19 Tháng năm 2014.

    Chuyện những nữ cầu thủ uống trà đá, nhịn ăn để mơ dự… World Cup
    (LĐĐS) - Số 18 KHÁNH AN - 1:0 PM, 19/05/2014
    Chuyen khong phai ai cung bietCác cầu thủ nữ đang luện tập.
    Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đang tham dự giải bóng đá nữ Châu Á (tổ chức tại TPHCM) với tham vọng lần đầu tiên đoạt vé tới World Cup nữ. Tuy nhiên phía sau những nỗ lực ấy là những mảnh đời đầy cảm thương. Những cầu thủ nữ thực sự là các chiến binh khi đã vượt qua những vất vả đến khó tin…

    Nhịn ăn để tiết kiệm tiền
    Hồi đầu tháng 4, trước khi các cô gái Việt Nam lên đường sang Trung Quốc, Hàn Quốc tập huấn, Trung tâm dinh dưỡng TPHCM đã tới Trung tâm HLBĐ trẻ để khảo sát. Kết quả của cuộc khảo sát này đã khiến chính những chuyên gia dinh dưỡng phải ngỡ ngàng: Kiến thức dinh dưỡng thể thao của các cầu thủ nữ quá tệ. Bác sỹ Ngọc Diệp của trung tâm nhận định, đa số các cầu thủ Việt Nam đều có tầm vóc nhỏ vé, cơ bắp khá khiêm tốn. Lý do rất đơn giản, theo chia sẻ của tuyển thủ Tuyết Mai: “Trước đây việc ăn uống của tôi vẫn còn rất tự phát, ăn theo khẩu vị, ngon thì ăn nhiều, không ngon thì ăn ít. Sau khi nghe bác sĩ Diệp giảng giải mới thấy trước giờ tôi thiếu kiến thức quá. Từ bây giờ, tôi tự thấy muốn có thể lực tốt thì phải ăn uống điều độ hơn, thức ăn không ngon thì cũng sẽ cố mà ăn để đảm bảo đủ năng lượng”.

    Dù nói vậy nhưng ngay chuyến tập huấn tại Trung Quốc sau đó, trên facebook cá nhân, một cầu thủ nữ cũng phải kêu than rằng:“Tập luyện vất vả mà bữa cơm thì đạm bạc quá! Thôi thì cùng nhau cố gắng nhé các cô gái vàng ơi”. Đăng cùng “lời ai oán” này là hình ảnh một khay nhỏ đựng chút cơm và thức ăn.

    Đây là điều khá ngạc nhiên khi VFF đã quyết định tăng chế độ ăn từ năm ngoái, chưa kể chính các cầu thủ nữ cũng mới nhận khoản tài trợ về dinh dưỡng lên tới 2 tỉ đồng.

    Sau chi báo chí lên tiếng, lãnh đạo VFF cũng giải thích rằng: Thật ra các cầu thủ không thiếu thốn, ăn uống đạm bạc là do đa số họ đều muốn dành dụm nên tiết kiệm, bớt tiền ăn và thay vào đó là… mỳ gói cho rẻ nên mới sinh ra cơ sự.

    Dù ngay sau đó, VFF hỗ trợ mỗi cầu thủ 20USD/ngày nhưng sau chuyến tập huấn ai nấy đều… gày đét. Bản thân HLV Trần Vân Phát người Trung Quốc cũng bày tỏ nỗi lo lắng về thể lực của các cầu thủ Việt Nam nhất là khi so sánh với những đối thủ trong bảng như Jordan, Nhật Bản, Australia.

    Năm ngoái, với thành tích lọt vào VCK Asian Cup nữ và HCB SEA Games, tổng các loại tiền thưởng mà các cầu thủ nhận được khoảng 4 tỉ đồng (riêng tiền thưởng sau SEA Games là 3 tỉ đồng). Tưởng là nhiều nhưng khi chia ra, cầu thủ được thưởng nhiều nhất cũng chỉ 150 triệu cho cả một năm thi đấu miệt mài đầy mồ hôi và nước mắt.

    Tuy vậy, đối với cầu thủ nữ, khoản tiền ấy cũng đủ để giúp sửa sang gia đình. Thu nhập của một cầu thủ nữ ở Thái Nguyên hay Hà Nam cũng chỉ khoảng 4 triệu đồng (60 ngàn đồng tiền ăn, 60 ngàn đồng tiền công/ ngày). Nhiều cầu thủ nói vui là: “Đi đá bóng tưởng oai nhưng thu nhập của bọn em có khi chỉ ngang một công nhân may”.

    Sự tiết kiệm của những cô gái đá bóng đã trở thành những giai thoại khó quên. HLV Mai Đức Chung từng nói rằng ông rớt nước mắt khi các học trò kể rằng họ chỉ được ăn trứng và thịt vịt một cách thoải mái là khi địa phương chớm dịch … cúm gia cầm. Bởi khi có dịch thì trứng và thịt gia cầm rất rẻ và các cô gái mới mua về để… tẩm bổ. Hay hình ảnh các cầu thủ nữ vừa được vinh danh sau khi lọt vào VCK Asian nữ, khi vừa đỗ xe xuống đã lao vào quán… trà đá để giải khát chứ không hề ngó sang hàng nước mía bên cạnh vì… đắt. Đó là những “anh hùng trà đá”.

    Những mảnh đời sau trái bóng

    Để có mặt ở VCK năm nay, đã có những cầu thủ phải vượt qua những mất mát đớn đau. Tròn một năm trước, ngay trước lúc lên đường dự vòng loại ASIAN Cup, tuyển thủ Nguyễn Thị Liễu nhận được tin dữ từ quê: Mẹ cô vừa mất bởi chứng bệnh ung thư khi mới 56 tuổi. Về chịu tang mẹ xong, cô gái người Hà Nam Nguyễn Thị Liễu tiếp tục lên đội tuyển. Ngay trong trận mở màn vòng loại, Liễu đã chủ động xin thầy Phát cho ra sân với mong muốn ghi được bàn thắng tặng mẹ. Điều ấy đã đến, Liễu ghi bàn xong, cô quỳ xuống sân bóng, ngửa mặt lên trời với hai hàng nước mắt tuôn rơi.

    Trường hợp tiền đạo Nguyễn Thị Hòa – tiền đạo năng nổ được HLV Trần Vân Phát kỳ vọng sẽ tỏa sáng. Hòa từng là Vua phá lưới giải VĐQG nữ năm 2012. Phía sau những bước chạy dũng mãnh của Hòa lại là một gia cảnh đầy khốn khó. Người cha của Hòa là ông Nguyễn Tiến Phượng vốn là thương binh 4/4 phải ngồi xe lăn vì căn bệnh teo cơ.

    Trong khi bố đau yếu, mắt như lòa thì cũng chính năm Hòa đoạt danh hiệu Vua phá lưới giải VĐQG, Hòa nhận tin mẹ cô bị tai nạn giai thông suýt không qua khỏi. Dù rất tốn kém chữa trị, mẹ cô vẫn phải cưa chân và đi lại bằng xe lăn. Hòa trở thành trụ cột gia đình. Nhìn về tương lai, Hòa cũng chỉ muốn tiếp tục theo đuổi nghiệp bóng đá và hy vọng sau này làm HLV.

    Dù thành tích tại SEA Games và cả đấu trường châu lục, những cô gái đá bóng hơn đứt những đồng nghiệp nam. Song những gì mà các cầu thủ nữ nhận được lại quá nhỏ bé. Một năm lương của một cầu thủ nữ cũng chỉ bằng… 1 tháng lương của các cầu thủ nam. Trong khi các cầu thủ nam chơi ở V.League với vô số những chiêu trò đá láo, đá ẩu và những nghi án tiêu cực thì các cô gái đá bóng vẫn âm thầm cống hiến.

    Cho dù thời điểm này, tấm vé tới Canada vẫn chỉ dừng ở mức cơ hội thì câu chuyện những cầu thủ nữ uống trà đá, nhịn ăn để mơ dự… World Cup đã mang dáng dấp một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, một câu chuyện chỉ có với những người dám hy sinh…
    2banh
    2banh.vn
  2. RacingBoy

    RacingBoy Biker cấp 1

    có 1 sự thiên vị nhẹ giữa bóng đá nam và bóng đá nữ tại VN
    hi vọng sẽ tốt hơn
Quan tâm nhiều