1. Biker cấp 4

    Chơi xe mô tô PKL tại Việt Nam: Đam mê và giới hạn

    Thảo luận trong 'Xe phân khối lớn' bắt đầu bởi , 6 Tháng ba 2015.

    Xe mô tô phân khối lớn có lẻ là thú chơi mà bất kì thanh niên nào cũng đam mê nhưng tại Việt Nam đam mê không thì vẫn chưa đủ mà cần phải thận trọng và biết tiết chế một cách phù hợp. Bởi những chiến binh đầy tốc độ này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn gây mất an toàn giao thông.

    Choi xe mo to PKL tai Viet Nam Dam me va gioi han
    Sở hữu mô tô PKL tại Việt Nam đã dễ dàng hơn trong thời gian gần đây...

    Sau thời điểm năm 2009, những mẫu xe phân khối lớn có dung tích 175 phân khối trở lên đã được “mở rào” tại Việt Nam dưới sự hân hoan của các tín đồ tốc độ. Tuy nhiên, việc lưu thông những mẫu xe có dung tích 175 phân khối trở lên không hề dễ dàng bởi hàng loạt rào cản, đặc biệt là bằng lái A2 khi chỉ được cấp cho công an, thuế vụ, hải quan, kiểm lâm hay các vận động viên có thẻ do Ủy ban Thể dục Thể thao cấp. Để sở hữu bằng lái này, một “tay chơi” mô tô thông thường phải vượt qua nhiều rào cản.

    Đến tháng 3/2014, thông tin “mở cửa” việc cấp bằng lái A2, chỉ cần là công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có thể tham gia thi lấy bằng đã khiến không ít biker vỡ òa trong sung sướng. Số lượng người có bằng lái A2 tăng lên nhanh chóng, hàng loạt thương hiệu mô tô phân khối lớn (PKL) nổi tiếng trên thế giới bắt đầu xâm nhập thị trường vẽ lên một bức tranh mới đa màu sắc của làng mô tô Việt.

    Tuy nhiên, dù sở hữu một chiếc mô tô có sức mạnh khủng khiếp và bằng lái A2 thì các biker cũng đừng quên rằng vẫn còn một hạn chế lớn: cơ sở hạ tầng. Vì vậy, dù sở hữu sức mạnh cả trăm mã lực nhưng những chiếc xe PKL không thể “xả” hết công suất khi hệ thống giao thông tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng tiêu chuẩn tốc độ 50-60 km/giờ.

    Choi xe mo to PKL tai Viet Nam Dam me va gioi han - 2
    ... nhưng vẫn còn không ít rào cản, nhất là cơ sở hạ tầng và ý thức tham gia giao thông.

    Có thể nói, đây là một điều đáng tiếc đối với những người đang sở hữu mô tô PKL có công suất lên tới hàng trăm mã lực, tốc độ tối đa 200-300 km/giờ. Với những chiếc xe này việc duy trì tốc độ ở mức quá thấp sẽ khiến bộ phận lốc máy nhanh “xuống”. Một số chuyên gia cho rằng, khi chạy càng nhanh lưu lượng gió thổi qua hệ thống két nước tản nhiệt lớn giúp làm mát động cơ tốt hơn.

    Ngược lại, việc hoạt động liên tục ở tốc độ thấp với cấp số nhỏ dễ khiến toàn bộ kết cấu của động cơ, hệ thống truyền động giãn nở và nhanh bị bào mòn, hiện tượng mà người ta hay gọi là “xuống máy”.

    Việc cưỡi trên chiếc “chiến mã” nhưng phải di chuyển ở tốc độ “con lừa” là một khó chịu chung của các biker Việt. Chính điều này khiến một số tay lái mô tô phá vỡ luật lệ, tranh thủ cung đường đẹp, vắng người kéo ga cho thỏa thích nhằm giải tỏa “cơn khát” tốc độ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực trạng giao thông mạnh ai nấy chạy tại Việt Nam như hiện nay, việc chạy ở tốc độ 80 đến trên 100 km/giờ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người lái lẫn người tham gia giao thông.

    Choi xe mo to PKL tai Viet Nam Dam me va gioi han - 3
    Đường xá Việt Nam tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu các tay lái mô tô chạy quá tốc độ quy định.

    Không nói đâu xa, vụ tai nạn đáng tiếc khiến một thành viên đội mô tô bảo vệ đoàn đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương tử nạn tại tỉnh Đồng Nai là một ví dụ. Khoan nói về chuyện ai đúng, ai sai trong trường hợp này nhưng việc một số “phượt thủ” chạy quá tốc độ quy định, sai luật trên một con đường nhiều xe đang lưu thông đã trực tiếp gây nên tai nạn trên.

    Đây cũng là bài học đối với những tay lái mô tô muốn thử “hết tốc” trong điều kiện giao thông Việt Nam chưa cho phép. Đôi khi, đam mê tốc độ cần phải đặt dưới sự an toàn của mình, của những người tham gia giao thông và tất nhiên là dưới sự quy định của pháp luật.

    Nguồn: tienphong.vn
    2banh
    2banh.vn