1. Biker tích cực

    Các biển báo giao thông bạn cần biết ngay lập tức

    Thảo luận trong 'Kiến thức chung về xe máy' bắt đầu bởi , 21 Tháng năm 2015.

    Hiểu rõ nội dung các biển báo này không chỉ giúp bạn an toàn hơn khi chạy xe mà còn giúp bạn an tâm chạy xe mà không bị CSGT thổi phạt.
    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc


    Biển báo hiệu nguy hiểm: hình tam giác, viền đỏ, nền vàng,
    hình màu đen thể hiện điều cảnh báo.

    Các loại biển báo

    Về lý thuyết thì có vô số biển báo nhưng chung quy sẽ chia thành các loại sau đây:

    Biển cấm: Nhóm biển cấm có hình tròn viền màu đỏ, nền trắng, hình màu đen và có vạch đỏ đè lên thể hiện điều cấm. Nếu cấm rẽ hoặc cấm quay đầu thì có mũi tên và vạch màu đỏ đè lên.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 2

    Biển hiệu lệnh: Nhóm biển hiệu lệnh hay còn gọi là nhóm biển chỉ dẫn là hình chữ nhật hoặc hình vuông màu xanh, biểu tượng hay ký hiệu ở giữa bằng màu trắng thể hiện điều cần chỉ dẫn. Ngoài ra còn có bảng quy định tốc độ ở mỗi đoạn đường, đầu thành phố, thị trấn, thị xã, đường cao tốc.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 3

    Biển phụ: Được lắp dưới biển chính, thông thường là dưới biển cấm (hình chữ nhật, nền trắng viền đen) thể hiện rõ thêm điều cấm đã nêu ở biển chính, ví dụ: thời gian cấm, khoảng cách hiệu lực của biển, hướng đường ưu tiên…vv. Xe dưới 7 chỗ ngồi là ít bị đặt biển phụ nhất, nếu không có biển cấm ô tô thì bạn cứ vô tư mà chạy.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 4

    Ngoài ra còn có loại biển cố định và tạm thời. Trường hợp hiệu lệnh của các biển khác nhau thì bạn phải tuân theo biển tạm thời. Đa phần các biển báo có hiệu lực ngay sau mặt biển, tuy nhiên khi lắp thêm biển phụ có chiều 2 mũi tên ngược nhau thì nó lại có hiệu lực cả trước và sau mặt biển.

    Một số biển thường gặp

    Khi lái xe trong thành phố

    – Biển báo chỉ làn đường, biển này thường nằm ở đầu con đường.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 5

    Biển cấm đỗ và biển cấm dừng: Biển này thường nằm ở đầu con đường và có hiệu lực cho đến giao lộ kế tiếp, vì vậy bạn phải quan sát ngay từ giao lộ đầu tiên trước khi bạn có dự định dừng hoặc (và) đậu xe trên đoạn đường đó.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 6

    Biển cấm rẽ trái hoặc phải. Phải chú ý biển này trước khi bạn có ý định quẹo vào đường này.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 7

    Biển cấm ô tô.
    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 8

    – Biển cấm ô tô hơn 7 chỗ. Bạn chú ý biển này khi bạn lái xe 9 chỗ vì có nhiều con đường và nhiều cầu cấm loại ô tô này.

    Khi lái xe ngoài thành phố

    – Biển quy định tốc độ, đây là loại biển bạn cần đặc biệt chú ý vì tình trạng đặt biển giới hạn tốc độ đang diễn ra khá “sáng tối”. Khiến lỗi vượt quá tốc độ cho phép đang là một trong những lỗi bị xử lý nhiều nhất.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 9

    – Biển báo đường cong, biển báo giao lộ.

    – Biển báo địa hình nguy hiểm, biển cấm vượt.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 10

    Phương pháp hữu ích

    – Không cần phải nhìn quá nửa giây nhằm đảm bảo an toàn, người lái vẫn tập trung khi lái xe. Khả năng quan sát nhanh biển báo của người lái xe sẽ tăng dần theo kỹ năng điều khiển xe trên đường, một khi đã tự tin xử lý tình huống trên đường thì tự nhiên người lái xe sẽ có nhiều thời gian để quan sát biển báo xung quanh hơn.

    Cac bien bao giao thong ban can biet ngay lap tuc - 11

    Ghi nhớ: Cách này đơn giản và thông dụng nhất. Người lái xe sẽ chỉ đi trên những đoạn đường quen thuộc hàng ngày và ghi nhớ biển báo lần lượt từng đoạn đường mà mình đã đi qua. Vì vậy người lái xe không còn phải quan sát biển báo nữa vì đã nhớ rồi, chỉ quan sát thêm khi đi vào những đoạn đường mà mình chưa từng đi bao giờ.

    Phân loại: Phương pháp này khó hơn một chút, thường dành cho những tài xế chạy nhiều, chạy dịch vụ. Họ sẽ phân loại biển báo và chỉ nhìn những biển báo chính, không quan tâm đến những biển báo phụ. Cách này chia ra hai loại địa hình lái xe. Một là chạy trong thành phố, hai là chạy đường trường. Đối với cách chạy trong thành phố thì người lái xe chỉ quan tâm hai loại bảng, một là biển cấm rẽ, hai là biển cấm đậu.

    Lời khuyên của chuyên gia

    – Trước tiên để tự tin khi tham gia giao thông, các bạn hãy nắm thật chắc lý thuyết, nội dung các biển báo đã bằng cách đọc sách, làm bài thi trắc nghiệm luật giao thông.

    – Khi thấy bảng hiệu từ xa bạn cho xe giảm tốc 1 chút bằng cách thả chân ga rồi quan sát nhanh bảng hiệu. Như vậy bạn sẽ có đủ thời gian đọc bảng hiệu.

    – Tạo thói quen đọc biển báo trước khi vào các ngã ba, ngã tư.

    – Không nên bám quá sát xe buýt, xe tải, xe to cồng kềnh vì dễ bị khuất tầm nhìn biển báo.

    – Trước khi có kế hoạch đi đâu, bạn nên chuẩn bị cho mình lộ trình trong đầu trước là nên đi đường nào và không nên đi đường nào, đường nào dễ kẹt xe..

    – Nếu lái xe đến địa danh lạ, bạn nên hỏi trước lộ trình và nên đi chậm, đi đúng làn dành cho phương tiện của mình.

    – Nếu bạn ở các thành phố lớn thì bạn cũng cần thuộc nằm lòng các đường nào cho phép đỗ ô tô, phân làn thế nào, đường nào cấm ô tô, đoạn nào công an hay bắt lỗi lấn lane, đường nào hay kẹt xe giờ cao điểm, thậm chí phải nhớ đường nào có lô cốt, đường nào giờ cao điểm học sinh tan trường là kẹt xe.
    Nguồn Sưu tầm FB
    2banh
    2banh.vn