Ẩm thực xứ Thanh từ lâu đã nức tiếng gần xa. Các món ăn không chỉ phong phú mà còn thơm ngon, nức lòng thực khách. Đặc sản Thanh Hóa nổi tiếng nhất phải kể đến như: nem chua, chả tôm, cháo canh, bánh khoái tép, gỏi cá nhệch... 1. Nem chua Nem chua là đặc sản nổi tiếng gợi nhớ tới vùng quê đầu miền Trung nắng gió. Được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín, khi ăn có vị chua dịu đậm đà, từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau. Bạn có thể tìm đến nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo… để thưởng thức. Nem chua là thức quà mang thương hiệu quê Thanh. Ảnh: Facebook Nem chua tết. 2. Chả tôm Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Người Thanh Hóa sáng tạo và chế biến món ăn này khá cầu kỳ: Tôm băm hoặc xay nhuyễn, cho vào ít bột gấc để tạo màu, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa. Khi chín tỏa ra mùi thơm quyến rũ, ăn vào thấy mềm ngọt đậm đà. Khi ăn chấm cùng mắm chua ngọt, và rau sống thanh mát, chả tôm trở thành món ăn chơi được yêu thích với hương vị bùi ngọt khó quên. Xuất cho 2 người ăn khoảng 30.000 - 40.000 đồng. Ảnh: Lê Thương. 3. Bánh cuốn Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp mọi nơi. Người Thanh Hóa có bí quyết riêng để món bánh cuốn ngon không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác, mà ít nơi sánh kịp. Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, theo tỉ lệ thích hợp nên kể cả khi nguội bánh vẫn thơm ngon như thường. Nước chấm bánh chỉ là mắm vắt chanh cùng vài lát ớt nhưng lại rất vừa phải, thêm miếng chả nướng thơm mùi hành hoa ăn cùng bánh nóng thì không biết bao nhiêu cho đủ. Nếu đã từng một lần ăn thử, dám chắc rằng bạn sẽ nhớ mãi hương vị ấy và muốn trở lại quê Thanh để ăn thêm nhiều lần. 4. Gỏi cá nhệch Gỏi cá nhệch là món ngon nức tiếng ở vùng quê Nga Sơn của tỉnh Thanh. Món ăn khiến người ta nhớ đến cả một vùng xứ sở bởi gỏi nhệch ở đây mang nét vị riêng có. Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá là bí quyết làm nên sự khác biệt, được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi. Gỏi cá được ăn kèm với nhiều loại rau lá khác nhau nhưng bắt buộc phải có các loại như: khế chua, lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô, bạc hà. Ở Nga Sơn gỏi cá còn được ăn cùng với lá rau má, dấp cá tươi mọc rất nhiều trong vườn nhà. Điều đó cũng làm nên hương vị rất riêng cho món ăn. 5. Mắm tép Mắm tép của người làng Đình Trung ở Hà Yên, huyện Hà Trung xưa kia có mắm tép là thứ đặc sản tiến vua ngon nổi danh khắp chốn. Tép được bắt ở khúc sông Hoạt mới cho nước cốt thơm ngon, khi bắt về được ủ cả năm trời mới mang ra dùng. Người làng Đình Trung có bí quyết riêng để nước mắm rót ra có màu ánh vàng, sóng sánh như mật ong, thơm hương quyến rũ. Mắm tép được dùng để ăn với cơm nóng, làm mắm chấm thịt luộc, rau củ... và góp thêm sắc vị độc đáo riêng vào bữa cơm quê của gia đình. 6. Bánh răng bừa Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần. Bạn có thể ghé các chợ Điện Biên, Vườn Hoa mới hay buổi sáng đi bộ công viên là có thể bắt gặp gánh hàng rong đi ngang qua để thưởng thức. 7. Bánh gai Thọ Xuân Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Nguyên liệu bánh gai chia thành hai phần gồm vỏ và nhân. Trong đó, vỏ chỉ gồm gạo nếp và lá gai còn phần nhân có mỡ lợn, đậu xanh, dừa và hạt sen. Bánh gai được gói bằng lá chuối khô, hấp chín trong vòng 2 giờ. Chiếc bánh gai đạt chuẩn phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô. Bạn có thể mua bánh gai về làm quà với giá 25.000 - 30.000 đồng một cột bánh 5 cái. Bánh để được rất lâu, khoảng 5 - 7 ngày vẫn dẻo thơm. 8. Ốc mút chùa Thanh Hà Nhắc đến ốc mút Thanh Hóa người ta nghĩ ngay tới ốc mút chùa Thanh Hà. Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp sả ớt lại càng thơm nức mũi. Khi thưởng thức, vị cay nồng đằm đằm của món ăn sẽ khiến bạn nhớ mãi không thôi, thực sự là một trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ. 9. Mắm tép Người làng Đình Trung ở Hà Yên, huyện Hà Trung xưa kia có mắm tép là thứ đặc sản tiến vua ngon nổi danh khắp chốn. Tép được bắt ở khúc sông Hoạt mới cho nước cốt thơm ngon, khi bắt về được ủ cả năm trời mới mang ra dùng. 10. Bánh mì Nam Hà Nếu có dịp tới thăm Thăm Hóa, du khách sẽ được nghe nhiều về bánh mỳ gia truyền Nam Hà ở phố Trường Thi. Tại đây có một chuỗi cửa hàng bán bánh mỳ rất đông khách. Sở dĩ được yêu mến vậy bởi hương vị bánh Nam Hà không đổi trong suốt 20 năm qua. Bánh mỳ nóng giòn, nhân bánh đa dạng hấp dẫn. Ngon nhất phải kể đến bánh mỳ kẹp nem chua rán, kẹp bò khô, thịt quay… Nguyên liệu nào cũng được chọn lựa và chế biến kỹ lưỡng, cùng với nước sốt gia truyền đặc trưng. 11. Bánh đúc sốt Món bánh này khác hẳn với bánh đúc ở các làng quê Bắc Bộ thường thấy. Bánh đúc sốt chỉ có ở xứ Thanh với màu xanh đẹp mắt. Bánh đúc sốt chỉ bán vào buổi chiều. Tuy nhiên hiện nay không còn nhiều hàng bán món này, chỉ có ở một số hàng rong. Du khách có thể ghé qua một số chợ Vườn Hoa hoặc chợ Nam Thành… để tìm và thưởng thức. 12. Bánh đa Minh Châu Không biết từ bao giờ, món bánh bình dị này đã trở thành đặc sản của đất Thanh Hóa. Với hương vị đặc trưng, được làm từ những con người cần cù, hiền hậu, chiếc bánh ẩn chứa nét văn hóa dân dã, khiến ai đã một lần thưởng thức đều không thể quên hương vị độc đáo ấy. Nằm ở bên bờ sông Chu, làng Minh Châu ở xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa (Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa với lịch sử hàng trăm năm. Bánh đa làng Minh Châu dày và nhiều vừng, chỉ được làm từ bột gạo nguyên chất chứ không pha độn. Bánh đa làng Minh Châu ăn kèm với hến xào bắt ở sông Chu lên là món đặc sản truyền thống của làng. Chẳng phải cần dùng thìa hay đũa, bánh đa cứ bẻ thành từng miếng mà xúc, mà ăn. Vị ngọt lịm của thịt hến, vị thơm và béo ngậy của vừng, vị cay của ớt, vị chua của chanh và vị nồng của xả quyện lẫn vào nhau nơi đầu lưỡi. 13. Cơm Lam Món ẩm thực đặc trưng của miền núi xứ Thanh. Trong cái lạnh của vùng cao, ngồi quây quần bên bếp lửa hồng, thưởng thức ống cơm Lam đậm đà hương vị núi rừng thì quả là tuyệt! Từ cách nấu đến hương vị của cơm Lam cũng đặc biệt, cơm không nấu bằng nồi hoặc đồ trong chõ mà nấu trong ống nứa tươi. Để có một ống cơm Lam ngon không phải dễ, người ta chọn những cây nứa vừa trải qua thời kỳ măng sắp xòe lá, bẹ còn ốp lấy thân cây, đường kính bằng cổ tay người là thích hợp nhất. Gạo nấu cơm lam thường là gạo nếp mới, trước khi nấu được đãi sạch, cho muối vào trộn đều rồi đổ vào ống nứa. Khi nướng trên lửa, phải xoay đều ống nứa để các mặt ống được tiếp xúc với lửa, khi ống nứa ngả từ màu xanh sang vàng, cháy xén vỏ cật là cơm đã chín. Trong những dịp lễ hội hay khách đến chơi nhà bên cạnh hũ rượu cần, thịt nướng, muối ớt…là những ống cơm Lam trắng muốt, mùi nếp thơm lẫn hương rừng đã được bày sẵn. Mỗi người một ống, bốn ngón tay nhẹ tách cái ống lam thành tư hoặc sáu rồi chấm với muối vừng, sang hơn thì ăn kèm thịt gà đồi hay thịt lợn rừng mà vẫn thấy rõ cái vị đậm đà của nó. Cơm lam hẳn là quà tặng của núi rừng luôn hấp dẫn và khó quên trong lòng du khách.