1. Biker bán chuyên

    Xe máy là vấn đề nan giải tại Việt Nam

    Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi , 27 Tháng tư 2015.

    Có thể coi như đặc sản của giao thông Việt Nam, xe máy làm thay đổi diện mạo các đô thị và vẫn đang ở thời kỳ hoàng kim.
    Xe máy được dân ta sử dụng từ lâu. Sau 1975, xe máy lan ra bắc. Đến những năm 80 thì ồ ạt. Thực sự bùng nổ, thay thế xe đạp vào những năm 90 khi xe Trung Quốc giá rẻ tràn ngập từ thành thị tới nông thôn.

    Xe máy làm chuyển biến diện mạo giao thông các đô thị Việt Nam, thực sự là công cụ hữu ích để người dân thay đổi nhận thức, văn hóa, thói quen tiêu dùng, thói quen sinh hoạt, lao động, qua đó làm khấm khá cho bản thân, gia đình và xã hội.

    Xe may la van de nan giai tai Viet Nam
    Tình trạng xe đường phố tại các thành phố vào giờ cao điểm.

    Do vậy có một thời xe máy trở thành kim chỉ nam cho mọi ước mơ hướng tới. Kể cả bây giờ xe máy vẫn đang hoàng kim, dù một bộ phận người dân có ôtô và không còn mặn mà với nó nữa. Tuy nhiên có ôtô không có nghĩa là họ bỏ xe máy, bởi nếu không phải là sử dụng hàng ngày thì sẽ là hàng tuần.

    Ôtô là một sản phẩm văn minh, hiện đại, an toàn hơn nhưng chưa thể thay thế bởi giá cả, chi phí còn quá đắt, sự tiện lợi chưa thể bằng xe máy. Thêm vào đó các đô thị cũ vốn sinh ra để phục vụ xe thô sơ, xe máy nên ôtô vẫn bị trói chân.

    Bị trói chân bởi quy hoạch kiến trúc, quy hoạch đô thị ở Việt Nam là cặp bài trùng với xe máy, sản phẩm của nó thích ứng với xe máy và ngược lại. Quy hoạch manh mún, chắp vá, ngõ nhỏ phố nhỏ tương thích với thói sinh hoạt tiểu nông, tiện đâu là hạ quang gánh đấy, tiện đâu hạ chân chống đấy, tiện đâu mua bán ở đấy.

    Một thời chúng ta cắt đất chia lô, xây nhà mặt phố, lấy nhà mặt phố để mở văn phòng, cửa hàng kinh doanh. Những con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, sâu hun hút, những nhà ống với kiến trúc mặt tiền không giống ai cùng chợ cóc chợ tạm, hàng ăn uống vỉa hè đã chắp cánh cho xe máy, làm xe máy trở nên vô đối về sự linh hoạt theo kiểu không thể tùy tiện hơn.

    "Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, hiện tỷ lệ sở hữu xe máy trung bình ở Hà Nội là 610 xe/1.000 người và dự báo tăng lên mức 700 xe/1.000 người vào năm 2018. Thậm chí, con số này có thể đạt đến mức bão hòa, tức là mỗi người đủ năng lực đều có ít nhất một chiếc xe. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu ôtô trên địa bàn Hà Nội hiện ở mức 36 xe/1.000 người và tỷ lệ này đang tăng lên rất nhanh, gấp đôi so với tỷ lệ tăng sở hữu của xe máy", báoANTT tháng 11/2014.

    Số liệu tổng hợp từ các báo (năm 2013), Việt Nam có khoảng 35 triệu môtô - xe máy, hơn 1,5 triệu ôtô. Mỗi năm xe máy tiêu thụ khoảng 3 đến 3,5 triệu chiếc, còn ôtô khoảng 120.000 đến 150.000. Như vậy đến nay xe máy có hơn 40 triệu chiếc, vượt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ mà dự kiến đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 36 triệu môtô - xe máy và từ 3,2 - 3,5 triệu chiếc ôtô.

    Như vậy đến 2020 sẽ có thêm khoảng 20 triệu môtô - xe máy tham gia lưu thông. Việt Nam trở thành cường quốc xe máy!

    Xe máy chiếm 85% phương tiện giao thông đường bộ, và chiếm 70% số vụ tai nạn liên quan thì phương tiện này thực sự trở thành mối nguy hiểm cao.

    Sau 30 năm đổi mới, kinh tế - văn hoá - xã hội - dân số nước ta đã phát triển hơn rất nhiều. Hơn 1 triệu gia đình đã có ôtô riêng, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội, TP HCM.

    Xe may la van de nan giai tai Viet Nam - 2
    Tắt nghẽn giao thông ở các giao lộ không chỉ xe máy mà có cả các ôtô nhỏ và lớn. Chủ yếu là do ý thức tham gia giao thông tại Việt Nam.

    Sự phát triển của đất nước, đặc biệt ở các đô thị lớn đã "nhìn thấy" xe máy là rào cản cho sự phát triển, nhưng giải quyết bài toán này là những chuỗi các vấn đề nan giải mà không chỉ một vài năm là giải quyết được.

    Lùng nhùng vấn đề xe máy chưa giải quyết xong, thậm chí tăng lên, thêm vào đó là sự phát triển chóng mặt của ôtô, nhất là chục năm trở lại đây đã làm cho "cuộn len" đô thị và giao thông vốn đã cực kỳ rối lại trở nên rối hơn với nhiều nút thắt. Tháo nút nọ lại mắc vào nút khác, tháo nút khác lại làm thắt chặt thêm nút nọ, cứ thế và cứ như thế...

    Rất may hiện nay bên cạnh những đô thị, thành phố phát triển kiểu cũ chúng ta đã có những đô thị đẹp, hạ tầng đồng bộ, tiện ích và văn minh. Chúng ta ngày càng có thêm nhiều tuyến đường, dãy phố mới xây dựng khang trang, nhiều tuyến cao tốc, cây cầu hiện đại. Những dự án xe điện, tàu cao tốc chìm, nổi đang gấp rút thi công... Bộ mặt nhiều thành phố hiện đại trên khắp cả nước đang dần hiện ra. Hy vọng những tuyến đường sắt đô thị, những phương tiện công cộng và dịch vụ tiện ích sẽ phát triển, là cánh tay đòn phục vụ việc đi lại của người dân đô thị.

    Xe máy sẽ chấm dứt sự thống trị và chỉ được coi là đặc sản của Việt Nam trong quá khứ hay không nếu những nhà chia lô, nhà ống, những ngõ/hẻm ngoằn ngoèo sâu hun hút và tập quán buôn bán mặt đường được cải thiện. Ôtô là xu hướng tất yếu, nhưng không độc tôn ôtô, không coi ôtô cá nhân là phương tiện duy nhất thay thế xe máy. Qua bài học xe máy, ôtô cần kiểm soát tốt hơn tại các thành phố lớn.


    Nguồn: vnexpress.net.
    2banh
    2banh.vn